Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Chẩn đoán bệnh bằng máy đo huyết áp trong Đông y

Bài viết này nhằm tới quảng đại độc giả ít có hiểu biết vể Đông y nói riêng va y khoa nói chung, Tuy nhiên nó cũng rất có giá trị trong việc chẩn bệnh và xử lý bước đầu cho một số bệnh nan y phức tạp mà người cao tuổi thường mắc phải.
Đông y có những định nghĩa về huyết như sau: Chỗ nào có máu chạy thì chỗ đó nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến thì chỗ đó lạnh, như vậy máu là huyết, còn máu có chạy được hay không là do khí, cho nên muốn biết tình trạng sức khỏe thì cần phải có máy đo huyết áp để đo khí huyết trong cơ thể con người, để khám bệnh theo dõi tình trạng khí huyết. Đông y truyền thống sự dụng thủ thuật bắt mạch để chẩn đoán bệnh, nay có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử thay cho bắt mạch cũng chính xác, đơn giản mà ai cũng thực hiện được dễ dàng..

MÁY ĐO HUYẾT ÁP KHI ĐO SẼ CHO RA 3 CHỈ SỐ

- Chỉ số thứ nhất của máy đo huyết áp gọi là tâm thu, là lực co bóp qủa tim để bơm máu ra theo ống đại động mạch theo hệ tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào, nhờ đó chúng ta sẽ biết về khí (oxy), là khí lực của mỗi hạn tuổi khác nhau. Nếu số thứ nhất cao hơn tiêu chuẩn ấn định theo hạn tuổi thì gọi là dư khí, Đông y gọi là thực, nếu thấp hơn hạn tuổi, Đông y gọi là hư.
·         Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
Lứa tuổi
Số đo Tâm thu   mmHg
Số đo Tâm trương mmHg
Nhịp tim
5 - 12 tuổi
95 -100
60 - 65
60 - 120
13 - 17 tuổi
100 -110
60 - 65
65
18 - 40 tuổi
110 -120
65 - 70
65 - 70
41 - 59 tuổi
120 -130
70 - 80
70 - 75
> 60 tuổi
130 -140
80 - 90
70 - 80
- Chỉ số thứ hai chỉ biên độ dao động của van tim, gọi là số tâm trương, qủa tim nở ra để thu máu về tim, cũng có tiêu chuẩn, nếu lớn hơn là tim to, hở van tim, nếu nhỏ hơn tiêu chuẩn là tim bóp lại nhỏ qúa, van tim bị hẹp.
·         Khi đo áp huyết theo Đông y khí công, có thể khám phá ra được nhiều bệnh quan trọng nan y mà Tây y khó phát hiện được, nên không chữa được vào đúng gốc bệnh, trong khi đó Đông y khí công biết được nguyên nhân lại chữa dễ dàng.
- Chỉ số thứ ba chỉ nhịp tim mạch để biết về huyết, là máu chạy trong cơ thể, Đông y gọi là huyết.
·         Khi mạch tim đập nhanh, là máu chạy nhanh thì cơ thể nóng, càng nhanh càng nhiệt Tây y gọi là sốt, Đông y gọi là mạch Sác (nhiệt), khi mạch tim đập chậm là máu chạy chậm thì cơ thể ít nóng, chạy thật chậm thì chân tay lạnh, Đông y gọi là mạch trì (hàn )
·         Do đó, nếu nhịp tim đập nhanh hơn tiêu chuẩn Đông y gọi là nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn Đông y gọi là hàn.
Như vậy, khi thầy thuốc Đông y bắt mạch tìm bệnh, chỉ cần xếp khí huyết vào loại hư-thực, hàn-nhiệt thì ngày nay nhờ có máy đo huyết áp cho ra con số cụ thể rất chính xác để biết hư thực hàn nhiệt có tính khoa học trung thực hơn là do sự cảm nhận khác nhau ở bàn tay bắt mạch của thầy thuốc.
Tại sao cơ thể cần khí và huyết, trong khi Tây y không thấy khí là quan trọng, trừ trường hợp không thở được mới cần trợ thở bằng oxy, hay trong các bệnh suyễn, thiếu khí hụt hơi…trong khi đó Đông y xem cả khí và huyết đề là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Khi cơ thể thiếu hay thừa cả hai yếu tố sẽ có những dấu hiệu bệnh, đó chỉ là hậu qủa của nguyên nhân thiếu hay thừa khí và huyết, do đó Đông y không chữa vào ngọn là những dấu hiệu bệnh đó, mà chữa ngay vào gốc bệnh nên đạt được hiệu quả cao, khi khí huyết trở lại đầy đủ đúng tiêu chuẩn thì các dấu hiệu bệnh sẽ biến mất. Còn chữa vào ngọn, khi chữa được bệnh này, nhưng vì khí huyết thiếu, nó lại sinh ra bệnh khác, chữa hết bệnh khác nó lại sinh ra bệnh khác nữa, chữa như vậy tốn mất bao nhiêu thời gian, không đem lại kết qủa mà có thể còn làm hại, làm cho sức khỏe suy yếu dần.
Máy đo huyết áp là máy đo áp lực khí đẩy huyết là máu trong cơ thể tuần hoàn, Khi 3 chỉ số của máy đo lệch chuẩn theo bảng quy định là cho ta biết có sự thay đổi 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Theo Đông y bất cứ cơ thể thay đổi ăn uống thuộc Tinh, thay đổi hơi thở thuộc Khí, hay thay đổi cảm xúc thuộc Thần đều làm cho khí huyết bị thay đổi, và muốn biết thay đổi như thế nào một cách chính xác thì cần phải đo huyết áp để cho ra kết qủa bằng con số cụ thể. Vì cơ thể khỏe hay yếu đều do 3 yếu tố là Tinh-Khí-Thần.
Tinh là sự thay đổi những thức ăn khác nhau mà chúng ta ăn hằng ngày, mỗi loại thức ăn ảnh hưởng trên cơ thể mỗi người mỗi khác sẽ cho ra kết qủa huyết áp khác nhau, chúng ta nghiên cứu để biết phân loại theo nguyên tắc chữa bệnh, chất nào làm tăng hay làm giảm nhịp tim, chất nào tăng nhiệt làm tăng nhịp tim, chất nào làm tăng áp huyết, chất nào làm hạ huyết áp, hay làm tăng giảm van tim,,,,,.cứ theo dõi thử nghiệm nhiều lần bằng máy đo huyết áp để biết nó thay đổi như thế nào, cho nên phải đo huyết áp trước khi ăn, và sau khi ăn 30 phút rồi đo lại huyết áp, để biết món ăn đó có lợi hay không có lợi cho sức khỏe của mình trong việc trị bệnh áp huyết cao hay thấp.
Thí dụ có người cho rằng cà phê có lợi cho tim mạch, hay cà phê làm táo bón…nhưng có người lại cho rằng cà phê có hại cho tim mạch hay nó làm cho tiêu chảy… đó là do tình trạng huyết áp của mỗi người khác nhau, chứ thật ra cà phê làm tăng áp huyết, tim mạch và thân nhiệt, cứ mỗi ly cà phê áp huyết tăng 2/2mmHg mạch tăng 2 nhịp.
Nếu người thứ nhất, trước khi uống cà phê, áp huyết là 140/68mmHg mạch 80 thì sau khi uống sẽ là 142/70mmHg mạch 82, nếu mỗi ngày uống 3 ly cà phê huyết áp sẽ là 146/74mmHg mạch 86. Kết luận cà phê đối với người này làm tăng huyết áp tâm thu không có lợi, làm tăng áp huyết tâm trương có lợi, và làm tăng nhiệt gây táo bón không có lợi.
Còn người thứ hai trước khi uống đo áp huyết là 125/68mmHg mạch 60, sau khi uống 3 ly, đo lại áp huyết trở thành 131/74mmHg mạch 66 thì mạch vẫn dưới tiêu chuẩn hàn, nếu đang có bệnh tiêu chảy thì vẫn còn bị tiêu chảy.
Những người có bệnh cao áp huyết mà ăn khô mực, cam thảo, sầu riêng, nhãn, ăn nhiều đường làm tăng áp huyết tăng mạch tim, thí dụ một múi sầu riêng tăng 10/2mmHg,mạch lên 2 nhịp nên có ng ười sau khi ăn 1 trái sầu riêng thì gục đầu xuống bàn chết do đứt mạch máu não, nếu chúng ta có kiểm chứng bằng máy đo huyết áp trước khi ăn đo đuợc 140/80mmh mạch 80, đây là mạch theo đa số của những người già bị bệnh cao áp huyết đang uống thuốc kiểm soát huyết áp mỗi ngày, nên chúng ta cứ nghĩ rằng áp huyết được ổn định, ăn sầu riêng sẽ không sao, nhưng sau khi ăn bị tai biến mạch máu não. Thí dụ ăn 10 múi thì huyết áp sau khi ăn sẽ là 240/100mmHg nhịp tim 100.
Khí là hơi thở, trước khi chưa tập thở, thở bình thường thì đo huyết áp, sau khi tập thể dục, chạy bộ, tập khí công…sau 30 phút đo lại huyết áp, chúng ta cũng có kết qủa số đo huyết áp khác với ban đầu, có loại tập làm huyết áp tăng, có loại tập làm huyết áp giảm.

Thần là cảm xúc, bình thường đo huyết áp sẽ khác với lúc tinh thần vui vẻ cười nói sang sảng, hay sau cơn giận dữ la hét, hay buồn chán đời thở dài, đo lại huyết áp cũng có kết qủa làm tăng hay giảm huyết áp.
Làm thế nào để biết đầu vào của một người : ăn uống thực phẩm, thuốc men, hoạt động, vui chơi nghỉ ngơi giải trí, nơi ăn chốn ở …   Khi xem những kết qủa số đo áp huyết của người đó đem so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công sẽ biết được, nếu áp huyết cao hơn tiêu chuẩn gọi là dư thừa thì bị bệnh cao áp huyết, nếu áp huyết đo bên tay trái cao thì do ăn uống những thức ăn quá bổ, ăn không tiêu, nếu áp huyết bên tay phải cao là do gan dư thừa máu làm áp huyết cao.
Số thứ nhất gọi là tâm thu là qủa tim bóp thu nhỏ lại để bơm máu trong tim ra ngoài để tuần hoàn, lực bơm mạnh hay yếu Đông y sẽ biết về khí lực của cơ thể, đo ở tay trái là khí lực vào tim do khí lực của bao tử, đo ở bên tay phải là khí lực của gan.. Đa số những người có bệnh cao áp huyết vẫn uống thuốc kiểm soát áp huyết, nhưng do ăn uống tẩm bổ, bội thực, không tiêu làm tăng áp huyết gây ra tai biến đột qụy vì sau khi ăn hay ăn tiệc buổi tối, ngủ qua đêm sáng dậy là đã bị đứt mạch máu não hôn mê bất tỉnh.
Khi cơ thể có bệnh hoặc làm cho áp huyết cao, hoặc làm cho áp huyết thấp so với tiêu chuẩn do ăn uống sai, tập luyện hít thở sai, tinh thần bất ổn, thì cách chữa của Đông y khí công là phải điều chỉnh lại ba yếu tố Tinh-Khí-Thần để làm cho khí huyết đầy đủ lọt vào tiêu chuẩn không dư không thiếu thì khỏi bệnh.

CÔNG DỤNG CỦA MÁY ĐỂ KHÁM BỆNH TRONG ĐÔNG Y KHÍ CÔNG:

Như vậy khi đo áp huyết để khám bệnh cần phải lấy cả số thứ 3 là nhịp đập tim mạch. Số thứ nhất là số tâm thu chỉ về khí lực trong cơ thể, số thứ hai là tâm trương, lực thu máu về tim do biên độ co bóp đóng mở của van tim, số thứ ba là nhịp tim chỉ về máu (huyết) đủ hay thiếu hay dư, nếu huyết đủ thì nằm trong khoảng tiêu chuẩn, cơ thể sẽ không nóng không lạnh, nếu dư máu chạy nhanh làm cho cơ thể nóng gọi là nhiệt, thiếu máu nhịp đập chậm làm cho cơ thể bị lạnh hàn.
Những bệnh nan y mà máy đo áp huyết có thể biết được và chữa được như:
o    Thiếu máu trầm trọng trong bệnh nan y
Khi đo máy thấy nhịp tim rất nhanh, thay vì tay chân phải nóng thì ngược lại tay chân lại lạnh, chứng tỏ thiếu máu trầm trọng chỉ đủ chạy trong cơ thể khiến bệnh nhân có cảm tưởng trong người nóng lắm nhưng không đủ máu ra tay chân nên tay chân lạnh, thường gặp trong các bệnh ung thư, nhất là ung thư toàn thân hay gọi là ung thư máu.
o    Cách chữa: Cần ăn uống những chất bổ máu cho cơ thể đủ máu, nhịp tim sẽ đập chậm lại.
o    Cholesterol đóng cục trong ống mạch quanh tim gây ra bệnh nhồi máu cơ tim
Lý thuyết Đông y tìm bệnh về khí và huyết để xếp loại khí huyết hư hay thực ờ số thứ nhất, và hàn hay nhiệt ở số thứ ba, còn số thứ hai sự hoạt động đóng mở của qủa tim xem van tim bị hở hay hẹp, nhẩy nhịp, hẫng nhịp, hay cholesterol trong các ống mạch quanh tim.
o    Khi có cholesterol đóng cục quanh tim, đo áp huyết nhiều lần thấy kết qủa lúc cao lúc thấp, là bệnh còn nhẹ, nếu đo liên tục, máy bơm nhồi 2-3 lần và cho ra kết qủa lúc nào cũng cao, mặc dù vẫn đang uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết mỗi ngày, và có dấu hiệu nhói tim ngực, thì tim sắp bị nghẹt dẫn đến nhồi máu cơ tim.
o    Cách chữa: Châm nặn máu 10 đầu ngón tay làm hạ áp huyết sẽ thấy máu bị nghẹt không chảy ra, nặn tiếp sẽ vọt ra máu thành tia, sau ra máu loãng đỏ có mầu ánh vàng là trong máu có mỡ, và châm vào huyệt Chiên Trung giữa lồng ngực giao điểm của đường ngang nối hai núm vú với đường thẳng đứng giữa ngực. Khi đo lại áp huyết sẽ xuống.
o    Bệnh hở van tim
Trường hợp số thứ hai tâm trương đúng tiêu chuẩn, không do tim lớn hay nhỏ, khi đo áp huyết, máy cũng bị bơm nhồi 2 lần, chứng tỏ van tim đóng mở đúng tiêu chuẩn, nhưng do có vật cản ngay nơi van tim nên đóng không sát, giống như cánh cửa đóng bị vênh, khi chụp hình sẽ thấy rõ.
§  Nguyên nhân do tâm trương nên hay bị mệt tim khó thở mặc dù áp huyết tốt :Khi đo áp huyết có số tâm thu và nhịp tim đúng hạn tuổi, nhưng số thứ hai tâm trương làm ra bệnh, có 2 trường hợp :
Tâm trương nhỏ hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động co bóp của tim hẹp không mở lớn ra được, nguyên nhân do tâm suy hay do bẩm sinh.
§  Cách chữa: Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần và bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. Mỗi ngày tập 3 lần.
§  Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động của tim mở qúa lớn mà không thu vào chặt nên van tim còn bị hở, gây ra bệnh hở van tim.
§  Cách chữa: Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần. Mỗi ngày tập 3 lần.
o    Bệnh tim thòng
Khi đo áp huyết khác nhau ở thế ngồi thì áp huyết cao, và ở thế nằm thì áp huyết thấp, và dùng ống nghe tiếng mạch tim đập ở thế ngồi sẽ không nghe tiếng tim đập ở giữa ngực mà nghe tiếng tim đập dưới mỏm xương ức. Đa số những bệnh nhân có bệnh cao áp huyết loại này đều lớn tuổi, đã uống nhiều thuốc giãn m ch, áp huyết ở thế đứng thường cao từ 220 dến 240mmHg, nhưng ở thế nằm thường 150-160mmHg thì họ cảm thấy khỏe. Nếu chúng ta làm hạ áp huyết cho họ xuống 140mmHg thì tim họ lại đập nhanh và cảm thấy mệt, nên mức áp huyết đối với những bệnh nhân này ở mức 140-160mmHg là bình thường.
o    Cách chữa: Trường hợp này không dùng thuốc, chỉ bấm huyệt Dũng Tuyền làm cho tim co rút lên, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng vừa làm cho tim kéo v ề vị trí vừa lạm hạ áp huyết một cách tự nhiên.
o    Liệt mặt do tim thòng
Nhìn một người bị liệt mặt, mắt xếch, miệng méo khi đi đứng, nhưng khi nằm thì không còn méo miệng mắt xếch, nguyên nhân do tim thòng kéo theo dây thần kinh mặt bị kéo hẹp những ống máu nuôi thần kinh bị tắc không lưu thông khiến mắt miệng co giựt nhẹ.
§  Cách chữa: Tập 7 bài đầu khí công, và giã gừng vắt ép ra nước, dùng bông gòn thấm nước gừng bôi vào bên mặt liệt, là bên cơ miệng kh ông mở rộng, để phục hồi lại sự hoạt động của thần kinh mặt không có cảm giác đau, cho đến khi nhéo có cảm giác đau thì cơ má miệng cử động được, còn bên cười thấy méo là bệnh không bị bệnh. Nếu dùng huyệt, thì dùng tay nắm tay bên liệt kéo vuốt xuống nhiều lần xong dùng kim thử tiểu đường châm vào dái tai nơi xỏ lỗ tai, nặn máu, miệng hết méo.
Bài đầu chỉnh thần kinh :Cần đo ở hai bên tay, để xét về chức năng hoạt động của nội tạng, bên trái áp huyết thay đổi theo thức ăn uống và chức năng co bóp của bao tử, bên phải áp huyết thay đổi do chức năng hoạt động của gan chứa máu đủ hay thiếu, cung cấp máu cho tim hoạt động đủ hay thiếu.
§  Còn xét về khí huyết lưu thông toàn thân, nếu hai bên chênh lệch nhiều sẽ khám phá ra được những bệnh về tai như rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt, phát hiện ra được bệnh đau nửa đầu dẫn đến hậu qủa bướu sọ não, thị lực giảm một bên, đi đứng nghiênh ngả lảo đảo mất thăng bằng……
o    Tim nhẩy mất nhịp, hẫng nhịp tim
Khi van tim hai bên đóng mở không đồng bộ, số thứ hai tâm trương đo ở hai cánh tay trái phải chênh lệch nhiều, có nhiều nguyên nhân như dầy tâm thất, dầy vách thành tim, nghẹt một bên động mạch hay tĩnh mạch, số thứ nhất tâm thu hai bên tay bên yếu bên mạnh, vận tốc chuyển máu bơm máu không đồng bộ nên mất nhịp, nhảy nhịp.
o    Cách chữa: Điều chỉnh lại áp huyết, sự co bóp hoạt động của tim bằng cách ăn uống : Súp đậu thận trắng với tỏi : 100g đậu thận trắng, 100g tép tỏi còn vỏ, nấu với 2 lít nước, cạn còn 1 lít, xong vớt vỏ tỏi ra, còn lại bỏ vào máy xay sinh tố xay đều rồi uống hay ăn hết súp trong ngày, ăn trong 1 tuần. Tập thêm bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, mỗi ngày 3 lần.
§  Thoái hóa đốt sống cổ, tê các ngón tay
Khi bệnh nhân đang uống thuốc trị bệnh áp huyết lâu năm, nhưng tay càng tê, bệnh nhân cảm thấy có dấu hiệu đau mỏi cổ gáy, cơ thịt trên mặt, mắt, miệng má bị giật nhẹ, do nguyên nhân dây thần kinh tam thoa, thần kinh số 7 trên mặt bị tắc nghẽn máu không lưu thông đến được. Khi đo áp huyết sẽ có hai trường hợp trái ngược nhau :
Trường hợp 1: áp huyết vẫn cao hơn tiêu chuẩn, làm căng tắc nghẽn mạch khiến cho dây thần kinh không lưu thông đều tạo ra sự co giật, nếu không đưa áp huyết xuống, sẽ bị tai biến mạch máu não làm tê liệt nhẹ mắt xếch miệng méo, chân tay co cứng, nặng hơn nữa là đứt mạch chảy máu não gây tử vong.
§  Cách chữa : Dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu 10 đầu ngón tay chân, châm 2 đầu chân mày và 2 huyệt Ế Phong ở hõm sau dái tai để làm hạ áp ngăn ngừa não bị sung huyết. Và châm vào những nơi có cảm giác tê đau, Đông y gọi là A-thị-huyệt (huyệt là 1 điểm, thị là tại chỗ, khi châm vào bệnh nhân đau kêu lên á, a, gọi là A-thị-huyệt). Châm xong, tập 7 bài đầu khí công, bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, V ỗ Tâm-Thận 30 lần, bài Quay Vặn Khớp Vai 10 lần. Cúi Ngửa 2 Nhịp 10 lần, Vặn Mình 2 Nhịp 10 lần.
§  Trường hợp 2, vì không đo áp huyết theo dõi bệnh tình để áp huyết xuống qúa thấp do thuốc, làm cơ thể không đủ khí lực và đủ máu đi nuôi các tế bào, các dây thần kinh teo nhỏ dần, dẫn đến co giật nhẹ, trở thành liệt bại xuội, chân tay vô lực, dấu hiệu báo trước là bệnh nhân đi hay bị té ngã hay cầm vật gì cũng không chắc hay bị rơi vỡ do cơ thể yếu, thiếu khí huyết do thuốc hạ áp huyết gây ra.
§  Cách chữa: Tập 7 bài đầu khí công, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngục 100 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Day Hà Đồ Lạc Thư
o    Đáy tim nở lớn
Cách đây 30 năm, khi tôi còn chữa bệnh ở chùa Phước Hòa Saigon, có một bác gái lúc đó khoảng hơn 60 tuổi đến chữa bệnh tim mạch bác khai bệnh khó thở tức nghẹn ở xương ức ngay huyệt Cưu Vĩ nên tim đập loạn nhịp, rối loạn áp huyết, bác nói sáng đi bác sĩ khám thì bác sĩ bảo áp huyết bác thấp sao bác lại còn uống thuốc hạ áp huyết, đến chiều bác lại bị mệt phải đi bác sĩ cấp cứu, bác sĩ này bảo sao áp huyết bác cao qúa mà bác lại bỏ thuốc. Bác nói : Thầy cúu tôi với, tôi sắp sửa đi khám sức khỏe để đi đoàn tụ, mà tim mạch thế này làm sao mà phái đoàn chấp nhận cho đi máy bay.
o    Tôi khám xong, tôi cho bác hay nguyên nhân đáy tim của bác nở lớn, do nhiều yếu tố làm bệnh, như sau khi ăn no không tiêu bị ngăn nghẹn nơi xương ức giữa thượng tiêu và trung tiêu, yếu tố khác trong Đông y là do có bệnh cao áp huyết mà uống nhiều sâm để bổ khí nên tim bị khí dư ép khiến đáy tim nở lớn, và khí đưa nước tụ ở đáy tim, nên vùng dưới ngực nơi xương ức bị lạnh. Bác giựt mình nói với tôi : Thôi chết rồi, đúng rồi. Con gái tôi ở Mỹ gửi về 1 hộp sâm tốt, nó dặn tôi là mẹ uống mấy thang thuốc bắc cho bổ khỏe trước khi đi, nếu thang thuốc có sâm thì mẹ đưa cho họ hộp sâm để họ chia đều cho mỗi thang. Tôi uống được 4 thang rồi.Tôi trả lời cho bác, đó là lý do tại sao tôi đã day bấm huyệt cho bác để làm hạ khí, hạ áp huyết, mà áp huyết của bác lại vẫn lên cao như cũ. Thế là bác đã bỏ những thang thuốc còn lại không còn tiếc rẻ hộp sâm qúy suýt làm chết người. Trong Đông y chỉ dùng sâm đổ vào miệng người hấp hối để cầm giữ khí cho tim kéo dài thêm sự sống vài giờ hay vài ngày xong thì cũng tắt hơi thở.
o    Cách chữa: Bỏ sâm, ăn ít bằng thức ăn lỏng dễ tiêu và tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.
o    Đau nhức bả vai trong xương đòn gánh
Cũng có một bác gái khác tuổi ngoài lục tuần, con trai là bác sĩ ở BV Bình Dân, đã chụp hình xương nơi đau không tìm ra nguyên nhân, nhưng cứ mỗi buổi chiều đến, nhất là trời mưa, u ám, thì tay vai bác đau nhức ghê gớm mặc dù có uống thuốc giảm đau.
o    Khi đến tôi, đo áp huyết bên tay vai phải bị đau áp huyết thấp hơn bên tay trái, nhưng cả hai vẫn thấp hơn tiêu chuẩn, do đó bác có chích cortisone cũng chỉ làm giảm đau thần kinh làm thần kinh tê dại không còn cảm giác đau chứ không phải thuốc làm tăng áp huyết làm tăng sức đè kháng, thông khí huyết lên tay vai.
§  Cách chữa: Uống thuốc ống bổ máu B12 vừa tăng áp huyết, bổ máu, bổ thần kinh,
§  Đắp chườm nước ép gừng tươi lên chỗ đau
§  Tập Vỗ Tay 4 Nhịp 100 lần.

Ghi chú :
Huyết áp tiêu chuẩn đo ở chân cao hơn đo ở tay 10mmHg.
Theo Đông y, ba chỉ số trên đổi thành công thức khám định bệnh của Đông y
  • Số huyết áp tâm thu là chỉ số về khí lực. Định bệnh theo hư - thực. Chỉ số vượt tiêu chuẩn là thực, dưới tiêu chuẩn là hư.
  • Số huyết áp tâm trương là chỉ số về huyết, là lượng máu chạy qua tim. ĐỊnh bệnh theo hư-thực. Chỉ số vượt tiêu chuẩn là thực, dưới tiêu chuẩn là .
  • Nhịp tim là chỉ số đánh giá về Hàn hay Nhiệt. Chỉ số vượt tiêu chuẩn là nhiệt, dưới tiêu chuẩn là hàn.
Đo huyết áp
  • Khi máy do huyết áp bị nhồi là có cục đông trong máu. Máy nhồi là khi đang bơm lên thì tắc, dừng lại, rồi mới tăng tiếp rồi mới lại xả xuống dần. Huyết áp kết quả lộn xộn, lúc cao, lúc thấp. Sắp bị tai biến.
Áp huyết thật - giả
Theo lý thuyết Đông Y gọi là ngũ tạng khí, khi chúng hoạt động đúng chức năng để điều hòa khí đẩy huyết lưu thông khắp cơ thể thì chúng ta không bệnh tật. Nhưng khi khí ngũ tạng bị xáo trộn do nguyên nhân Tinh-Khí-Thần mà khí công gọi là Tinh sai, Khí thiếu, Thần suy, như đã đề cập ở trên, thì khí riêng của những tạng như can khí, tâm khí, tỳ khí, phế khí, thận khí mất chức năng hòa hợp tạo ra áp lực khí từng vùng, chỗ nhiều chỗ ít, chỗ bị tắc nghẹt, chỗ được thông không đồng đều gây sưng đau, nóng lạnh, chỗ mạnh chỗ yếu, chỗ dư chỗ thiếu, Đông Y bắt mạch tìm ra khí hay huyết ở tạng hay phủ nào hư hay thực, hàn hay nhiệt. Nhưng không có máy móc để chứng minh cho Tây Y công nhận, vả lại các thầy thuốc bắt mạch chính xác ngày nay rất hiếm, và hiện nay khoa học cũng chưa phát minh ra được máy bắt mạch hoàn chỉnh.
Khi vỡ mạch máu não, ít nhất áp huyết lúc đó cao hơn 200/120mmHg mạch 90-100, sau khi mạch máu não bị vỡ, áp huyết xuống thật thấp, có nghĩa là áp lực khí mất, bệnh nhân đã chết, nếu áp lực khí xuống trên trung bình 145-150/mmHg là bị đứt những mạch máu nhỏ, nếu áp huyết còn cao 180-190/mmHg bệnh nhân vẫn còn đang trong cơn hôn mê, không chữa kịp thời cho áp huyết hạ xuống, máu não sẽ tiếp tục xuất huyết cho đến khi não bị bầm máu nghẽn lưu thông, Tây Y không chữa được thì gọi là não chết. Có nhiều người áp huyết tự nhiên vọt lên qúa cao do bội thực, ăn không tiêu, áp huyết đo cao hơn 200/100mmHg nhưng may mắn thoát chết nhờ những ống mạch máu nhỏ ở niêm mạc mũi vỡ ra, chảy máu mũi lênh láng khoảng 200cc máu là chỗ thoát của áp lực khí, sau đó áp huyết trở lại bình thường.
Những số đo áp huyết này là áp huyết giả của các loại khí trong tạng phủ từ tim, gan, bao tử, phổi, thận….

Đông Y khí công gọi những trường hợp này là áp huyết giả, vì trước kia vẫn uống thuốc kiểm soát áp huyết lúc nào cũng ổn định, tự nhiên áp huyết tăng cao bất ngờ làm vỡ mạch máu não do nguyên nhân khác mà không phải do tim mạch.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Tướng do tâm sinh

Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thay đổi dần theo tâm tính của mình. Vậy nên văn hóa phương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy.
Một lần, Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên đến làm nhân viên cho chính phủ. Mặc dù người đàn ông này rất có tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không tuyển dụng.
Người phụ tá thấy vậy liền hỏi Tổng thống nguyên nhân vì sao. Tổng thống nói: “Tôi không thích tướng mạo của người này”.
Người phụ tá không hiểu nên hỏi lại: “Chẳng lẽ một người khi sinh ra đã không được ưa nhìn thì cũng là lỗi của họ sao?”
Tổng thống Lincoln trả lời: “Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình!”
Thực sự trong cuộc sống, con người đến tuổi trung niên, thì tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó.
Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa thánh thiện.
Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt.
Có người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là đơn thuần lương thiện. Đây là do kết quả của quá trình tu dưỡng tâm tính và hành vi phản chiếu lên khuôn mặt. Cho nên tướng mạo cũng chỉ ra vận mệnh tương lai của người đó.
Nhưng tướng mạo của một người là có thể từng bước cải biến được. Đặc biệt,tướng mạo đẹp là do sự quyến rũ từ trong nội tâm. Bất kể phúc báo nào đều là có nguyên nhân, cho nên dung mạo xinh đẹp cũng là có nguyên nhân từ tâm.
Vẻ bề ngoài của một người là liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó. Tướng do tâm sinh, cho nên bên trong thiện lành thì bên ngoài sẽ xinh đẹp.
Một nhà tâm lý học từng nói: “Tâm tình của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, vận mệnh của người đó cũng sẽ lại giống như thế”.
Vì vậy, nếu bạn mong muốn trở thành người xinh đẹp, thì trước hết hãy dùng tâm niệm tốt đẹp để đối đãi với thế gian. Khi đó bạn không những phát hiện ra mọi thứ đều trở nên xinh đẹp mà ngay cả tướng mạo của bản thân mình cũng ngày càng trở nên xinh đẹp.
Ảnh : Gương mặt đẹp rạng rỡ của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Audurey Hepburn.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Nam Phương Hoàng Hậu

Nam Phương Hoàng Hậu - Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và chế độ Quân chủ Việt Nam.
Nam Phương Hoàng Hậu (Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan) người con gái đất Gò Công sắc nước hương trời, thông minh tài giỏi, sinh ra trong một gia đình quyền quý giàu có bậc nhất đất Nam kỳ, là một vị hoàng hậu đương triều được coi là bậc mẫu nghi thiên hạ.
Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối.
Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi.
Công việc hàng ngày của Hoàng hậu là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung.
Hoàng hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Là người Công giáo, hoàng hậu đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.
Nam Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:
Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
“Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”
Bức thư này được cho là được gửi đến cả tổng thống Mỹ Truman để nhờ can thiệp.
Khi “Tuần lễ vàng” được khai mạc ở Huế, bà Nam Phương đến dự, thay vì ăn mặc giản dị như vẫn làm từ hồi Bảo Đại thoái vị, bà gây ngạc nhiên khi mặc trang trọng, đội khăn vàng, đeo kiềng vàng trên cổ, tai đeo bông vàng, trên cổ tay đeo hai đôi xuyến vàng, 10 đầu ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ khẽ hỏi:
“Bây giờ Cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?” nhưng cựu hoàng hậu không nói. Sau lễ khai mạc, ngày 17 tháng 9/1945 bà được mời lên ủng hộ đầu tiên, cựu hoàng hậu đứng trước chiếc bàn trải khăn đỏ rồi từ từ cởi toàn bộ đồ trang sức trên người cho quyên góp, lúc đó các bà kia mới hiểu.
Sau đó, bà Nam Phương nhận lời làm chủ tọa tuần lễ vàng ở Huế, đã kêu gọi quyên góp được 925 lượng vàng. Bà còn kêu gọi quyên quần áo, chăn màn cho những người lao động nghèo đang thiếu mặc trong mùa đông gió rét.
Năm 1947 Bà cùng các con qua định cư ở Pháp, mất năm 49 tuổi vào ngày 14 tháng 9 năm 1963. 
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Chữ Hán:
大南南芳皇后之陵
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG
(Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)

Chữ Pháp:
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)


Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Tắm phòng nam hay tắm phòng nữ


Chuyện vui tắm phòng nam hay tắm phòng nữ và nhu cầu của khách hàng
Anh chàng nọ: Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?
Ông chủ: Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ: Ông ăn cướp đấy à…?
Ông chủ: Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ: Quyết đoán đưa ra 400 nghìn.
Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam.
Anh em trong nhà tắm: “Lại một thằng nữa tới!”.
Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.

Sưu tầm

BÀI HỌC TỪ NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI

Hasan là một nhà hiền triết Hồi giáo rất nổi tiếng. Khi ông sắp qua đời, đã có người hỏi ông rằng: “Ngài có thể cho chúng tôi biết, ai là thầy của ngài được không?”
Lúc ấy Hasan bình thản đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể, nếu ông muốn biết hết tất cả tên tuổi của họ, ta sẽ phải mất cả tháng, cả năm để liệt kê ra hết. Hiện tại thời gian của ta có quá ít, sẽ không làm được điều ấy. Nhưng không sao, ta sẽ cho ông biết tên của 3 người thầy sau của ta.”
Người đầu tiên là một tên trộm. Trong một lần ta đang đi lạc trong sa mạc, khi đang tuyệt vọng thì tìm đến được một khu làng. Lúc này trời đã tối, ai cũng đi ngủ cả. Loay hoay chưa biết làm thế nào thì ta bắt gặp một người đàn ông đang khoét vách của một ngôi nhà.
Ta cất tiếng hỏi anh ta: “Anh có thể cho tôi biết tôi có thể tá túc được ở đâu trong khu làng này không?”
Anh ta nhìn ta và nói: “Trời khuya lắm rồi, ông sẽ chẳng thể tìm được chỗ nghỉ chân đâu. Nếu ông không ngại ở với một tên trộm, hãy đến chỗ của tôi.” Ông biết không? Người đàn ông ấy quả là người tuyệt vời. Ta đã ở lại nơi ấy cả tháng trời. Mỗi khi ra khỏi nhà vào ban đêm, anh ta đều nói với ta “Hãy cầu nguyện cho tôi nhé! Tôi đi làm đây.”
Khi về đến nhà, mặc dù không lấy được gì, nhưng anh ấy chưa bao giờ tuyệt vọng. Vẫn nói với ta thế này: “Hôm nay chẳng được gì cả, nhưng không sao cả, ngày mai tôi sẽ cố.”
Đã có lúc ta cảm thấy tuyệt vọng, muốn vứt bỏ những thứ vô nghĩa của cuộc đời này. Bao nhiêu năm qua vẫn không thể nào ngộ được chân lý. Và rồi, ta nhớ đến người ăn trộm ấy. Biết đâu được, ngày mai mình sẽ làm được.
Người thầy thứ hai của ta là một con chó. Trong lần đi ra bờ sông uống nước, bắt gặp một con chó. Nó cũng đang rất khát nước. Thế nhưng, khi bước xuống sông, nó nhìn thấy bóng của mình lại hoảng sợ. Con chó lùi lại và tru lên, quay đi mất.
Nhưng có lẽ vì khát quá, sau một lúc con chó quay lại con sông lúc nãy. Nó quyết định nhảy xuống sông. Nào ngờ cái bóng biến mất. Chúng ta hiểu được rằng, con người cần phải chiến thắng được những nỗi sợ trong lòng mình bằng hành động.
Người thầy thứ ba của ta là một đứa bé. Ta nhìn thấy cậu bé đang đặt một ngọn nến đang cháy ở bàn thờ. Ta bèn hỏi “Con đã tự thắp cây nến này đúng không?”
“Dạ đúng”, thằng bé đáp. Ta hỏi tiếp “Khi nãy, khi chưa thắp sáng ngọn nến, và giờ lại sáng – con có biết ánh sáng ở đâu ra không?”
Đứa bé liền cười và thổi tắt ngọn nến, quay sang ta nói: “Ngài thấy đấy, ánh sáng đã biến mất, ngài biết ánh sáng đã đi đâu hay không?”
Lúc này, ta cảm thấy cái tôi ngạo nghễ của mình sụp đổ hoàn toàn. Ta nghiệm thấy rằng mình còn quá ngu ngốc, dốt nát. Chính vì thế, ta đã cố gắng xây dựng kiến thức cho riêng mình.
Rất khó để nói ai là thầy ta, nhưng không có nghĩa là ta không phải là học trò của người khác. Mọi vật đối với ta đều là thầy. Lúc nào tinh thần học hỏi cũng được mở rộng. Khả năng học hỏi, trau dồi và sẵn sàng học hỏi để chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

ST