Kinh doanh kiểu Việt Nam vừa
bắt tay vừa thủ thế, khó có tiếng nói chung, lấy một
ví dụ sự khác biệt trong cách khởi nghiệp của người Việt Nam với người Thụy Sĩ
như sau:
Ban
đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy
người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các
gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia
đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo.
Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau,
các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau... Câu chuyện đó cũng giống như
nhiều mặt hàng khác, tạo nên rất nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp trên
khắp Việt Nam.
Còn ở
Thụy Sĩ, ban đầu cũng có một gia đình làm bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang,
thấy vậy bèn nghĩ mình có thể sản xuất nguyên liệu làm bánh. Các gia đình khác
nhìn vào hai gia đình kia, lại tiếp tục nghĩ đến việc cung cấp máy móc làm bánh
kẹo, sản xuất vỏ hộp bánh kẹo, dịch vụ vận chuyển bánh kẹo...
Kết quả là, từ một gia đình, họ
có một tổ hợp khép kín hỗ trợ cho nhau, tận dụng lợi thế của nhau. Nhờ tính
chuyên môn hóa cao, người Thụy Sĩ đã đưa nền kinh tế quốc gia phát triển, thoát
khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia láng giềng và tạo ra những sản phẩm công
nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới.
Câu
chuyện trên nói lên phong cách kinh doanh kiểu Việt Nam, khi bắt chước lẫn
nhau, chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế mà còn
khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và
những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, và khi các doanh nghiệp trở
thành đối đầu trực tiếp thay vì bổ trợ cho nhau, họ chẳng có gì để nói với nhau
cả.
Đây có
lẽ chính là nguyên nhân các hiệp hội ngành nghề ở Việt Nam không phát huy được
hết vai trò của mình. các thành viên của hội cũng chính là các doanh nghiệp đối
thủ của nhau, nên không có nhiều điều để thỏa hiệp. Mọi quyết định của hiệp hội
thường có lợi cho doanh nghiệp này nhưng sẽ ít hoặc không có lợi cho doanh
nghiệp khác.
Vì vậy,
trong một hiệp hội, sẽ luôn tồn tại hai nhóm lợi ích trái chiều với mọi quyết
định. Khi một quyết định được thông qua, nó có thể chỉ phục vụ cho một nhóm đa
số doanh nghiệp hưởng lợi, chứ chưa thực sự dựa trên nền tảng của lợi ích chung
của ngành.
Không
chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm,
dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung
ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán
lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có
xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”.
Sự thiếu trung thành, trung
thực đã làm giảm uy tín của người Việt trên thương trường, và các doanh nghiệp
luôn phải hợp tác trong hoàn cảnh “vừa bắt tay, vừa thủ thế” với nhau. Đó dường
như là một nếp tư duy ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, không dễ để thay đổi
trong một sớm một chiều.
Trong
một trật tự kinh tế mới, doanh nghiệp của chúng ta không còn lựa chọn nào khác
ngoài sự hội nhập. Một thế giới văn minh sẽ là nơi các quốc gia, các doanh
nghiệp không còn đối đầu, mà cần phải hợp tác với nhau cùng có lợi.
Nếu
chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt được dựa trên sự thua
thiệt của người khác, thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy
chung toàn cầu.
St