Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Tổ Hội Khuyến học 6 Tổng kết năm học 2014-2015



Tổ Hội 6 đã khen thưởng và tặng quà cho 16 HS, trong đó HS tiểu học 8 em, HS THCS và THPT 8 em và cấp học bổng cho 1 HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn.


Cô Đặng Phi Yến Tổ Hội trưởng đang biểu dương thành tích học tập của HS năm học vừa qua đạt nhiều thành tích tiến bộ hơn năm học trước.


Bà Nguyễn Thị Kim Dung trưởng Khu phố 2 cũng có mặt trong buổi Lễ









 Các em HS tiểu học nhận quà tặng




 Các em HS đạt thành tích HS giỏi THCS nhận phần thưởng 



2 Chị em HS có hoàn cảnh khó khăn được Tổ Hội trợ giúp


Bà Nguyễn Kim Châu Trưởng Tổ 6 chúc các em năm học mới có nhiều tiến bộ hơn nữa.


Tiết mục song ca của 2 HS nữ



Bà Nguyễn Thị Kim Khôi hội viên Hội Khuyến học đang nói chuyện thân mật với các em HS trong buổi Lễ.




Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Nữ thần đồng toán học không có tuổi thơ

 Thần đồng toán học Ruth Lawrence năm 10 tuổi. (Ảnh: The Daily Mail)

Ruth Lawrence bên cạnh cha - Harry Lawrence trong ngày nhận bằng cử nhân ĐH Oxford năm 13 tuổi. (Ảnh: The Telegraph).

Ruth Lawrence là một trong những người lấy bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Cô thuộc top 30 người thông minh nhất hành tinh. Ruth Lawrence sinh năm 1971 tại Brighton (Anh).
9 tuổi, cô lập kỷ lục với Chứng chỉ Giáo dục tổng quát (GCSE) về Toán học và đạt điểm tối đa trong chương trình tú tài Toán học thuần tuý.
11 tuổi, Ruth Lawrence trở thành người trẻ nhất vượt qua kỳ thi đầu vào của Đại học Oxford, với kết quả đứng đầu trong tổng số 530 ứng viên.
13 tuổi Cô lấy bằng cử nhân toán tại Oxford và tiếp tục học thêm ngành Vật lý.
17 tuổi, Lawrence nhận bằng tiến sĩ, cô là một trong những người có bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới.
19 tuổi cô đến ĐH Harvard làm việc. Sau đó, cô được phong giáo sư tại ĐH Harvard và ĐH Michigan.
Đến nay, thần đồng toán học xuất bản gần 20 cuốn sách, công bố nhiều kết quả nghiên cứu nổi tiếng về Toán học và Vật lý lượng tử. Nổi bật trong đó là Thuyết Nút thắt (Knot Theory)
“Chủ đề Toán học Lawrence nghiên cứu quá tiên tiến, trừu tượng và phức tạp. Phải mất rất nhiều năm nữa khoa học và công nghệ mới có thể ứng dụng được nó".
Tuổi thơ đầy hối tiếc
Thay vì đến trường, Lawrence học theo giáo trình của cha - người cho rằng cô cần được bảo vệ khỏi “những cuộc trò chuyện tầm thường và vui chơi vô bổ”. Do đó, suốt những năm tháng tuổi thơ, cô chỉ làm bạn với các công thức và con số.
Trên tờ The Free Library, dù khẳng định Toán học là niềm đam mê của mình song Lawrence vẫn thừa nhận: “Tôi không chê trách cha mẹ, thậm chí tôi đánh giá cao nỗ lực của cha và biết ơn vì những gì ông ấy đã dành cho con gái. Nhưng có lẽ tôi thích một tuổi thơ khác.
Sau khi kết hôn, Ruth Lawrence đổi tên thành Ruth Elke Lawrence-Naimark. Hiện cô sống bên chồng cùng hai con tại Jerusalem. Hai con của Lawrence cũng cho thấy sự nhanh nhạy với những con số.

Cô cho hay: “Con tôi cần được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Tôi không thích chúng phải đối mặt với áp lực, khó khăn và sự quan tâm quá mức của truyền thông như tôi đã từng".


Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Đạo lý dưỡng sinh và đạo về âm dương


Đạo về âm dương chính là sự tương hỗ dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau của hai phương diện mâu thuẫn đối lập. Bất kỳ một cặp mâu thuẫn nào, nếu một bên thoát ly khỏi bên kia, không còn chịu sự ức chế của đối phương nữa, thì thời điểm mà nó bị diệt vong cũng không còn xa.
Bạn thử nhìn xem, xã hội ngày nay, các lãnh đạo đều không thích bị khống chế, thích được độc lập tự do, thích làm theo ý mình, tham ô hối lộ, thế thì kết quả là gì đều có thể tưởng tượng ra được. Âm và dương chính là như thế.
Trong đại tự nhiên, khi một sự vật xuất hiện, đều có mang theo nhân tố do nó sinh ra, nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện một nhân tố để khắc chế nó. Đó chính là đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, cũng là đạo lý dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau của âm dương.

Cho nên đạo lý dưỡng sinh cũng vậy, khi bạn bị bệnh, luôn tồn tại một nhân tố khiến bạn sinh bệnh, đồng thời cũng sẽ có một nhân tố ức chế nó, có thể giúp bạn tiêu trừ nhân tố gây bệnh. Tương tự như thế trong thế giới tự nhiên, tại chỗ có tồn tại rắn độc, chắc chắn khu vực xung quanh sẽ có tồn tại loại thảo dược có thể giải độc.



Câu chuyện về đại bàng và 150 ngày lột xác


Trong số tất cả các loài, Đại bàng có lẽ là loài để lại ấn tượng đặc biệt nhất cho những ai biết được câu chuyện về chúng. Trước khi trở thành một chú Đại bàng to lớn dũng mãnh, nó đã trải qua một quá trình sống và lột xác cực kỳ đau đớn.
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đến độ tuổi này, Đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đau đớn.
Năm 40 tuổi, mỏ Đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung. Đây là lúc mà Đại bàng phải đưa ra quyết định: hoặc là chờ chết, hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.
Tại tổ Đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra và cái mỏ mới hình thành. Nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn mà chắc chắn, nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…
Không những vậy, Đại bàng còn được biết đến như một loài động vật thông minh và sẵn sàng đối đầu với thử thách, thể hiện rõ nhất qua cách chúng đối đầu với mỗi cơn bão. Khi cơn bão ập đến, Đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ, tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với Đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho Đại bàng.
Cuộc sống và cách Đại bàng đối đầu với khó khăn chính là nguồn cảm hứng cho tất cả các loài, kể cả loài người chúng ta.
Bạn có muốn trở thành Đại bàng không?

Lời bình :
Đây cũng là bài học sinh động nói lên sự giành dật lấy cuộc sống cho cá nhân và cộng đồng. Dám thay đổi chính mình chỉ dành cho những con người quả cảm điều đó chỉ dành cho những ai dám tự đương đầu với mọi thách thức nghiệt ngã để vươn lên. Đối với họ chính trong thách thức cũng là cơ hội.

Điều ngược lại là những người hèn nhát không bao giờ tự sửa mình được mà chỉ tìm cách thay đổi hoàn cảnh hoặc trông chờ hoàn cảnh đổi thay. Điều gì chờ đón họ phía trước là đã quá rõ.


Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Kết quả thi Toán quốc tế IMO 2015

 
Từ trái qua phải: Nguyễn Thế Hoàn, Nguyễn Tuấn Hải Đăng (A0 ĐHKHTN), Nguyễn Huy Hoàng, PT Năng khiếu TpHCM, Vũ Xuân Trung (lớp 11) chuyên Thái Bình,Hoàng Anh Tài, chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, Nguyễn Thị Việt Hà, chuyên Hà Tĩnh (nguồn Lê Anh Vinh)

Kỳ thi Toán quốc tế năm 2015 đã diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 04/07 đến 16/07. Có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ với 577 thí sinh tham gia.

Đoàn Việt Nam đứng thứ 5, đã có một kỳ thi thành công 2 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ. IMO năm nay Việt Nam có thành tích tốt nhất từ trước đến nay (trừ năm tổ chức tại Việt Nam). Em Vũ Xuân Trung đạt 35 điểm, đứng thứ 8 của cuộc thi này (Trường PTTH chuyên Thái Bình).

Đề thi năm nay có vẻ khó hơn so với mọi năm, đặc biệt là bài 6. Rất ít thí sinh có điểm được bài Toán này, kể cả các đoàn rất mạnh như Mỹ, Trung Quốc, Nga,... Năm nay có duy nhất một thí sinh đạt điểm tuyệt đối (42/42) là em 
Zhuo Qun (Alex) Song thuộc đoàn Canada.

Xếp hạng top 10 :
     
  1.  Hoa Kỳ
  2.  Trung Quốc
  3.  Hàn Quốc
  4.  Triều Tiên
  5.  Việt Nam
  6.  Úc
  7.  Iran
  8.  Nga
  9.  Canada
10. Singapore


Nguyễn Thế Hoàn đã giành thêm một tấm Huy chương vàng thứ 2 của Olympic Toán quốc tế 2015. 

Đội tuyển Olympic Toán quốc tế Việt Nam 2015

Đội tuyển Olympic Toán quốc tế Hoa Kỳ 2015 





5 lý do đừng cố học quá giỏi kiểu VN


Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: Học giỏi mà không hạnh phúc thì không bằng học không giỏi mà biết cái gì là tốt.
Rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo…, trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ, do đó thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn, rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, lâu dài dẫn đến nguy cơ: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu thì học giỏi là vô nghĩa.
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ để nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất.
Rất nhiều học sinh giỏi, cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi.
3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, hàm số, tích phân để làm gì? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán. Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không ai được ở lại lớp.
Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn học sinh giỏi của lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn việc mất tự do trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn.
Để đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử…, không biết cách biểu đạt những gì mình muốn, không tự tin giữa đám đông (vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào ngoài Zalo, Facebook…) không còn thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh thì hãy coi chừng, những tờ giấy khen đang âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn đấy!
Theo Hoàng Huy

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác

Ảnh của Xuanquy Mai.
Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác
Socrates là người đầu tiên cho rằng giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. Socrates so sánh cách dạy của ông với công việc của một bà mụ đỡ đẻ. Chính bà mẹ, chứ không phải bà mụ, mới là người phải chịu đau đẻ để sinh ra đứa bé. Bà mụ chỉ hợp tác trong tiến trình sinh nở ấy, giúp cho bà mẹ sinh con dễ dàng và vệ sinh hơn mà thôi.
Nói một cách khác, thầy giáo, cũng giống như bà mụ, luôn luôn có thể không cần thiết. Trẻ con có thể được sinh ra mà không cần có bà mụ. Kiến thức và sự hiểu biết có thể có được mà không cần có thầy dạy, qua những hoạt động hoàn toàn tự nhiên của tâm trí.
Những thầy cô nào mà tự coi mình là nguyên nhân chính hay duy nhất tạo ra sự học nơi học sinh là những người không hiểu được rằng dạy học là một nghệ thuật hợp tác. Họ cứ nghĩ rằng họ là người sản xuất ra kiến thức hay sự hiểu biết trong tâm trí của học sinh, giống như người thợ đóng giầy làm ra đôi giầy từ miếng gỗ hay miếng da.
Chỉ đến khi nào mà thầy cô ý thức được rằng nguyên nhân chính yếu của sự học là các hoạt động xảy ra trong tâm trí của học trò, thì lúc đó họ mới làm đúng vai trò của người nghệ sĩ hợp tác. Mặc dù hoạt động trong tâm trí của học sinh là nguyên do chính tạo nên sự học, hoạt động này không phải là nguyên do duy nhất. Ở đây người thầy có vai trò là nguyên nhân hợp tác thứ hai đóng góp vào sự học của học sinh.
Nếu, nói theo Hippocrates (ông tổ ngành Y khoa), giải phẫu là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của trị bệnh (con người không còn hợp tác với tiến trình tự nhiên để bảo vệ sức khỏe hay giúp con người mau bình phục sau cơn bệnh), thì theo quan điểm của Socrates, việc giảng dạy bằng giáo huấn, truyền thụ thay vì bằng thảo luận và vấn đáp, cũng là một bước đi xa rời khỏi nghệ thuật hợp tác của giáo dục.