Hiển thị các bài đăng có nhãn Khởi nghĩa 19-8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khởi nghĩa 19-8. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Những điều ít biết về ca khúc 19 tháng 8

 

Ảnh: Cách mạng tháng Tám với không khí sục sôi tại Hà Nội, thu hút mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước tham gia nổi dậy.

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ CA KHÚC 19 THÁNG 8

Ông Đỗ Lê Châu, con trai trưởng của nhạc sỹ Xuân Oanh cho biết, ngay từ cuối năm 1943 và trong năm 1944, khi đang trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền bí mật cho Mặt trận Việt Minh chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa ở khu vực phía Nam Hà Nội, nhạc sỹ Xuân Oanh đã nung nấu ý nghĩ sẽ sáng tác một bài hát về "sự kiện vô cùng to lớn" này.

Vì thế, suốt ngày 18/8/1945 trong lúc đắm mình trong các hoạt động chuẩn bị cho cuộc biểu tình tuần hành lớn vào ngày hôm sau 19/8 tiến về Nhà Hát Lớn Hà Nội, ông đã linh cảm "sự kiện vô cùng to lớn" sẽ là bước ngoặt lớn của dân tộc.

Vì vậy, từ sáng sớm 19/8, ông đã có mặt ở vị trí chỉ huy, tổ chức đoàn tuần hành xuất phát từ khu vực ga Giáp Bát.

Đi đầu đoàn tuần hành, Xuân Oanh thấy mình đồng điệu với từng bước chân rầm rập của khối quần chúng sục sôi. Và đúng lúc này, giai điệu cùng những câu từ đầu tiên của bài 19/8 vang lên trong đầu ông.

Lập tức, ông hát vang giai điệu và ca từ đó,

"Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày. Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai.

19/8 đây khối dân căm hờn kêu thét. Đứng lên cùng hô, mau diệt tan hết quân thù chung.

19/8, ánh sao tự do đưa tới, cờ bay muôn nơi, tung ánh sao vàng, máu pha tươi hồng trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn. Người Việt Nam cùng thống nhất reo vang lời thề, 19/8, chớ quên là Ngày Khởi nghĩa. Hạnh phục thắm tô, giang sơn Việt Nam".

Được câu nào, nhạc sỹ Xuân Oanh phổ biến ngay cho đoàn biểu tình đến đó.

Đoàn người lập tức cũng hát theo và thuộc luôn. Tới Chợ Mơ thì bài hát đã đến được câu cuối. Xuân Oanh lại bắt nhịp cho mọi người hát lại từ đầu, vừa tuần hành vừa hát, rất khí thế. Khi tới Nhà Hát Lớn, mọi người đều đã thuộc lòng và hát đi, hát lại bài hát một cách say sưa.

Tới lúc đó, không chỉ khối tuần hành từ Giáp Bát lên mà tất cả các khối khác cũng nhanh chóng hoà vào, hát theo. Họ hát liên khúc các ca khúc cách mạng lúc đó, từ Diệt Phát xít tới Cờ Việt Minh và kết thúc bằng bài 19/8.

Theo lời kể của nhạc sỹ Xuân Oanh, phải đến buổi chiều ngày 19/8, sau khi đã xong nhiệm vụ với đoàn tuần hành, ông mới có thời gian mang mảnh giấy vỏ bao thuốc lá có ghi vội vài ý nhạc và ca từ của bài hát về xưởng in của một người bạn ở phố Huế bây giờ để chép lại vào bản khắc gỗ để in.

Và bài hát đã được in ra ngay chiều hôm đó để phổ biến cho quần chúng.

Bài hát sau này được nhiều nhà phê bình nhận xét, mặc dù ca từ của bài 19/8 chỉ vẻn vẹn gồm 102 chữ, và bài hát được sáng tác theo nhịp đi hành khúc khá đơn giản, song nó đã trở thành ca khúc được phổ biến nhanh nhất trong lịch sử âm nhạc nước nhà.

ST


 

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024

Những điều ít biết về ca khúc 19 tháng 8

 

Ảnh: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ CA KHÚC 19 THÁNG 8

Ông Đỗ Lê Châu, con trai trưởng của nhạc sỹ Xuân Oanh cho biết, ngay từ cuối năm 1943 và trong năm 1944, khi đang trực tiếp tham gia hoạt động tuyên truyền bí mật cho Mặt trận Việt Minh chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa ở khu vực phía Nam Hà Nội, nhạc sỹ Xuân Oanh đã nung nấu ý nghĩ sẽ sáng tác một bài hát về "sự kiện vô cùng to lớn" này.

Vì thế, suốt ngày 18/8/1945 trong lúc đắm mình trong các hoạt động chuẩn bị cho cuộc biểu tình tuần hành lớn vào ngày hôm sau 19/8 tiến về Nhà Hát Lớn Hà Nội, ông đã linh cảm "sự kiện vô cùng to lớn" sẽ là bước ngoặt lớn của dân tộc.

Vì vậy, từ sáng sớm 19/8, ông đã có mặt ở vị trí chỉ huy, tổ chức đoàn tuần hành xuất phát từ khu vực ga Giáp Bát.

Đi đầu đoàn tuần hành, Xuân Oanh thấy mình đồng điệu với từng bước chân rầm rập của khối quần chúng sục sôi. Và đúng lúc này, giai điệu cùng những câu từ đầu tiên của bài 19/8 vang lên trong đầu ông.

Lập tức, ông hát vang giai điệu và ca từ đó,

"Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày. Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai.

19/8 đây khối dân căm hờn kêu thét. Đứng lên cùng hô, mau diệt tan hết quân thù chung.

19/8, ánh sao tự do đưa tới, cờ bay muôn nơi, tung ánh sao vàng, máu pha tươi hồng trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn. Người Việt Nam cùng thống nhất reo vang lời thề, 19/8, chớ quên là Ngày Khởi nghĩa. Hạnh phục thắm tô, giang sơn Việt Nam".

Được câu nào, nhạc sỹ Xuân Oanh phổ biến ngay cho đoàn biểu tình đến đó.

Đoàn người lập tức cũng hát theo và thuộc luôn. Tới Chợ Mơ thì bài hát đã đến được câu cuối. Xuân Oanh lại bắt nhịp cho mọi người hát lại từ đầu, vừa tuần hành vừa hát, rất khí thế. Khi tới Nhà Hát Lớn, mọi người đều đã thuộc lòng và hát đi, hát lại bài hát một cách say sưa.

Tới lúc đó, không chỉ khối tuần hành từ Giáp Bát lên mà tất cả các khối khác cũng nhanh chóng hoà vào, hát theo. Họ hát liên khúc các ca khúc cách mạng lúc đó, từ Diệt Phát xít tới Cờ Việt Minh và kết thúc bằng bài 19/8.

Theo lời kể của nhạc sỹ Xuân Oanh, phải đến buổi chiều ngày 19/8, sau khi đã xong nhiệm vụ với đoàn tuần hành, ông mới có thời gian mang mảnh giấy vỏ bao thuốc lá có ghi vội vài ý nhạc và ca từ của bài hát về xưởng in của một người bạn ở phố Huế bây giờ để chép lại vào bản khắc gỗ để in.

Và bài hát đã được in ra ngay chiều hôm đó để phổ biến cho quần chúng.

Bài hát sau này được nhiều nhà phê bình nhận xét, mặc dù ca từ của bài 19/8 chỉ vẻn vẹn gồm 102 chữ, và bài hát được sáng tác theo nhịp đi hành khúc khá đơn giản, song nó đã trở thành ca khúc được phổ biến nhanh nhất trong lịch sử âm nhạc nước nhà.

ST