Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức


Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị

Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

 


Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp (Ảnh: Internet).

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.


 

Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng (Ảnh: internet). 



Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.


(ảnh: Internet).

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).

Tiểu học và Trung học

Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.
Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v. 



Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn (Ảnh: Internet).

Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Hoạt động ngoại khóa
Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ  tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.



Các hoạt động ngoại khóa... (Ảnh: internet).

Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.

... và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường (Ảnh: internet). 
Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng  như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.

Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức (ảnh: Internet).

Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống. 


afamily.vn




Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Để giúp con bạn sớm trưởng thành hơn

Để giúp con bạn sớm trưởng thành hơn
(Từ trẻ nhỏ cho đến thiếu niên)

Nuôi dạy con không phải là tìm cách để điều khiển con cái mình. Phận làm cha mẹ phải giúp trang bị cho con mình những kiến thức và kỹ năng sống để chúng sẵn sàng ra đời, chứ không phải dạy làm sao để chúng ta nói gì chúng cũng phải nghe theo. Nếu bạn biết cách chỉ con bạn về đúng hướng và cùng lúc tạo cho nó cảm giác những quyết định của nó được tôn trọng thì chắc chắn nó sẽ sớm trưởng thành hơn.
Nếu bạn thực sự muốn đứa con của mình sớm trưởng thành thì hãy ngừng đối xử với chúng như với một đứa trẻ.
Vậy thì làm cách nào để bạn có thể dạy con mà không phải đối xử với con như với một đứa trẻ? Dưới đây là một vài cách thức mà chúng tôi đã áp dụng thành công:
1- Hãy giải thích :  Trẻ con luôn miệng hỏi “Tại sao?” bởi vì chúng thật sự muốn tìm hiểu. Nếu có một lúc nào đó chúng ngừng hỏi thì thường chỉ là vì chúng cảm thấy người lớn đã không còn cho chúng những câu trả lời thỏa đáng nữa.
Khi một đứa trẻ tỏ ra nghi ngờ lời chỉ bảo của bạn thì đó chính là cơ hội tốt để bạn dạy dỗ nó. Lúc bạn giải thích lý do và hoàn cảnh nảy sinh một qui tắc nào đó, bạn đang giúp đứa trẻ hình thành nên khung qui chuẩn đạo đức riêng, và lấp đầy thêm những lỗ hổng giữa những qui tắc đứa trẻ đã biết và chưa biết. Đây là quá trình rất cơ bản cho việc học hỏi tiếp thu của trẻ.
Đưa ra lời giải thích cũng là cơ hội để bạn tự nhìn nhận lại bản thân.
2- Đưa ra một mệnh lệnh hợp lý.  Nếu bạn không có lý do thích đáng cho một mệnh lệnh nào đó của mình, thì đó hẳn là một mệnh lệnh không hợp lý và có lẽ bạn đang quá nghiêm trọng hóa vấn đề.
3- Hãy hỏi con những câu hỏi : Xem xem một cuộc đối thoại của bạn với con sẽ kéo dài được bao lâu nếu như bạn cứ liên tục đặt ra các câu hỏi cho con.
Mới đầu bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con trẻ có thể nói nhiều đến như vậy. Sau đó bạn sẽ tiếp tục ngạc nhiên khi thấy được tâm lý trẻ thơ lại có thể phức tạp một cách dễ thương đến thế. Và rồi bạn sẽ lại ngạc nhiên lần nữa khi thấy được giá trị của việc cố gắng tìm hiểu con cái mình.
Đối với trẻ, chúng sẽ thích thú khi bạn quan tâm và hỏi han chúng về một ngày chúng đã trải qua, về cảm giác, về sở thích, về những điều nhỏ nhặt vụn vặt chiếm phần lớn mối quan tâm của trẻ.
Đặt câu hỏi là tín hiệu mạnh mẽ nhất từ phía bạn, chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe, rằng bạn yêu con mình, và bạn quan tâm đến suy nghĩ của con.
4- Hãy để cho con được lựa chọn. Nhiều trẻ em cảm thấy thất vọng chán chường mà nguyên cơ ban đầu là do chúng cảm thấy mình không có quyền lựa chọn bất kì điều gì trong cuộc sống. Rất nhiều nỗi thất vọng chán chường của bạn cũng có thể nảy sinh từ việc bạn phải đưa ra quá nhiều quyết định nhỏ nhặt mỗi ngày và điều này khiến bạn cảm thấy hao tâm tổn trí.
5- Hãy nhờ con mình quyết định một vài chuyện thay cho bạn (tất nhiên là những chuyện nào chúng đủ khả năng để tham gia, ví dụ như tối nay đi chơi đâu, ăn món gì, v.v.). Nhờ vậy, bạn có thể giải quyết nhiều vần đề cùng một lúc. Con của bạn sẽ cảm thấy mình trở thành một thành viên quan trọng, có tiếng nói trong gia đình khi chúng được quyết định tối nay nhà sẽ ăn món canh gì. Bạn phải san sẻ bớt quyền quyết định của mình cho con. Như vậy chúng sẽ dần học được cách suy nghĩ và đưa ra những quyết định trong cuộc sống.
Cách này có tác dụng hơn bất kì phương cách nào khác, nó có thể ngăn chặn mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái ngay từ trong trứng. Quyết định là của đứa trẻ. Chúng không còn có thể phản đối và kêu rằng điếu đó là bất công được nữa. Đứa con của chúng tôi ngày nao cũng ăn hết phần rau xanh của mình, vì chính nó là người đã lựa chọn món rau đó.
6- Hãy cho con khoảng không gian riêng. Chúng ta thường hay có xu hướng điều khiển con cái mình, khiến con không thể tự mình bắt đầu mọi việc và cũng không thể tự nếm trải thất bại hay sai lầm.
Một đứa trẻ chắc chắn phải vấp ngã rất nhiều lần trước khi nó học được cách bước đi và phải bị sảy chân rất nhiều lần trước khi biết chạy. Bằng cách cho con trẻ khoảng không gian riêng để tự lập, để chúng có thể trải nghiệm những cú vấp ngã hay sảy chân đầu đời, để chúng thử nếm trải thất bại – bạn sẽ giúp con mình học và tiến bộ nhanh hơn.
7- Một nguyên tắc đơn giản bạn có thể dự liệu là hãy tự hỏi bản thân câu hỏi này: “Nếu con tôi làm hỏng việc này, liệu tôi có tốn hơn 100,000đ để sửa lại không, có bị đau gì ngoài một vài vết xước không, hoặc có mất nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ để dọn dẹp không?” (Mức ước lượng này thay đổi phụ thuộc tình hình tài chính/ cảm xúc/ thời gian của mỗi người.) Nhưng nói chung, nếu thực sự hậu quả không quá nghiêm trọng, có nhiều lúc bạn nên để con mình tự vấp ngã và học hỏi từ sai lầm của chính nó. Như vậy mới thấm được.
8- Áp dụng cách dạy con mang tính phòng thủ. Hãy loại bỏ những thứ có thể gây ra mâu thuẫn trước khi mâu thuẫn nảy sinh. Như vậy thì cả cha mẹ lẫn con cái đều sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều.
Đối với chúng tôi, điều này nghĩa là để những đồ đạc có giá trị lên cao hơn, cất bớt đi nhiều đồ vật sắc nhọn, và dán đầy giấy vẽ lên phần dưới của các bức tường trong phòng con. Con trai của chúng tôi có thể vẽ lên tường mà không…làm hỏng bức tường trong nhà. Nó có thể nghịch ngợm trong khi chúng tôi có thể yên tâm nó sẽ không làm hỏng thứ gì quý giá.
9-Cần có những bản sao cho những thứ nếu cần để cho con có những cuốn sách riêng, bút riêng và vật dụng riêng của mình. Nhờ vậy mà nó không phải đi loanh quanh để “mượn” đồ của cha mẹ hết lần này đến lần khác nữa.
10-Nhờ con giúp đỡ. Trẻ em luôn mong muốn được giúp đỡ người khác. Nếu cứ làm tất cả mọi thứ cho con thì cha mẹ chỉ đang đối xử với con như thể con là trẻ sơ sinh và đang khiến trẻ dần có thói quen dựa dẫm. Làm cha mẹ mà thấy con cái luôn cần đến mình là một điều tuyệt vời, nhưng mặt khác cũng rất mệt mỏi.
Hãy đề nghị con giúp rửa bát đĩa. Đề nghị con tách vỏ trứng giúp bạn. Đề nghị con di chuyển đồ vật, quét dọn vệ sinh nhà cửa.
Khi con cái lớn hơn, hãy đề nghị con chia sẻ với bạn những công việc phù hợp hoặc cao hơn một chút so với lứa tuổi của con. Việc ấy sẽ tạo thử thách cho con cái và khiến chúng cảm thấy mình gần gũi với cha mẹ hơn. Và lời đề nghị này như một sự nhờ vả chứ không phải một mệnh lệnh, vì như vậy chúng sẽ cảm thấy bị ép buộc.
Bạn có nhớ lần đầu tiên cha mẹ nhờ bạn giải quyết một vấn đề của gia đinh không? Bạn có nhớ cái cảm giác phấn khích vô cùng lúc bấy giờ không? Tại sao không tạo một cảm giác như vậy cho một đứa trẻ lên 3?
Hãy trao tặng cho con những “món quà” này thật thường xuyên. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết con cái bạn mong muốn được giúp đỡ đến thế nào.

Tóm lại, đối xử với con như với một người trưởng thành sẽ khiến bạn không cần đến bất kỳ loại “kỷ luật” nào.
Trừng phạt, tước đoạt, khen ngợi, phê bình, xoa dịu, và rất nhiều những điều khác nữa mà nhiều người đã thực hiện không thực sự hiệu quả đối với việc dạy con cái có cách ứng xử tốt. Thường thì những cách đó chỉ khiến con trẻ có những phản ứng ngược, luôn trông chờ được khen ngợi, hoặc khiến con trẻ mất tập trung.
Thực hành được những điều trên có thể sẽ thay đổi thói quen của bạn, và sau một vài tháng bạn sẽ ngạc nhiên trước tính cách tự lập của đứa trẻ. 

Chúc bạn thành công.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Đội đua thuyền xã Mai Thủy (Lệ Thủy,quảng Bình) đoạt giải 3 tại Thái Lan

 


25 VĐV đua thuyền xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy đại diện cho các VĐV đua thuyền tỉnh Quảng Bình đã tham gia thi đấu tại lễ hội đua thuyền truyền thống Thái Lan - Lào năm 2014 do tỉnh Bưng Càn, Vương quốc Thái Lan tổ chức từ 12 đến 14/9/2014,


Tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống Thái Lan - Lào tranh Cup Công chúa lần thứ 15 năm 2014 có gần 30 thuyền đua đến từ 09 tỉnh của 03 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam có sử dụng Đường 8, Đường 12. Tại lễ hội, các thuyền đua thi đấu theo 02 hệ thống thi đấu chính thức và giao hữu. Đoàn VĐV đua thuyền xã Mai Thủy đã giành giải ba hệ thống thi đấu giao hữu.


Đây là hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, đồng thời góp phần thắt chặt tình đoàn, kết hữu nghị giữa các nước Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Một số hình ảnh cuộc đua :  

Người dân địa phương chuẩn bị cuộc đua






Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Xếp hạng tham nhũng các quốc gia năm 2013



Mức độ tham nhũng của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được phản ảnh trên thang điểm từ 0-100, trong đó 0 có nghĩa là một quốc gia được coi là có tham nhũng tệ hại nhất và 100 có nghĩa là nó được coi là rất sạch sẽ. Thứ hạng của một quốc gia chỉ ra vị trí của nó so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác bao gồm trong chỉ mục. Chỉ số của năm nay bao gồm 177 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt nam : 116 /177 quốc gia,  số điểm 31
Trung quốc : 80 /177, số điểm 40, đỡ hơn Việt Nam 
(năm 2012 Việt Nam xếp hạng 123 số điểm 31 điểm) 


Thứ hạng
Quốc gia, vùng lãnh thổ
Số điểm 2013
Số điểm 2012
1
1
3
3
5
5
7
8
9
9
11
12
12
14
15
15
15
18
19
19
21
22
22
22
22
26
26
28
28
30
31
31
33
33
33
36
36
38
38
40
41
41
43
43
45
46
47
47
49
49
49
52
53
53
55
55
57
57
57
57
61
61
63
63
63
66
67
67
69
69
69
72
72
72
72
72
77
77
77
80
80
82
83
83
83
83
83
83
83
83
91
91
91
94
94
94
94
94
94
94
94
102
102
102
102
106
106
106
106
106
111
111
111
114
114
116
116
116
119
119
119
119
123
123
123
123
127
127
127
127
127
127
127
127
127
136
136
136
136
140
140
140
140
144
144
144
144
144
144
150
150
150
153
154
154
154
157
157
157
160
160
160
163
163
163
163
167
168
168
168
171
172
173
174
175
175
175
Denmark
New Zealand
Finland
Sweden
Norway
Singapore
Switzerland
Netherlands
Australia
Canada
Luxembourg
Germany
Iceland
United Kingdom
Barbados
Belgium
Hong Kong
Japan
United States
Uruguay
Ireland
Bahamas
Chile
France
Saint Lucia
Austria
United Arab Emirates
Estonia
Qatar
Botswana
Bhutan
Cyprus
Portugal
Puerto Rico
Saint Vincent and the Grenadines
Israel
Taiwan
Brunei
Poland
Spain
Cape Verde
Dominica
Lithuania
Slovenia
Malta
South Korea
Hungary
Seychelles
Costa Rica
Latvia
Rwanda
Mauritius
Malaysia
Turkey
Georgia
Lesotho
Bahrain
Croatia
Czech Republic
Namibia
Oman
Slovakia
Cuba
Ghana
Saudi Arabia
Jordan
Macedonia FYR
Montenegro
Italy
Kuwait
Romania
Bosnia and Herzegovina
Brazil
Sao Tome and Principe
Serbia
South Africa
Bulgaria
Senegal
Tunisia
China
Greece
Swaziland
Burkina Faso
El Salvador
Jamaica
Liberia
Mongolia
Peru
Trinidad and Tobago
Zambia
Malawi
Morocco
Sri Lanka
Algeria
Armenia
Benin
Colombia
Djibouti
India
Philippines
Suriname
Ecuador
Moldova
Panama
Thailand
Argentina
Bolivia
Gabon
Mexico
Niger
Ethiopia
Kosovo
Tanzania
Egypt
Indonesia
Albania
Nepal
Vietnam
Mauritania
Mozambique
Sierra Leone
East Timor
Belarus
Dominican Republic
Guatemala
Togo
Azerbaijan
Comoros
Gambia
Lebanon
Madagascar
Mali
Nicaragua
Pakistan
Russia
Bangladesh
Ivory Coast
Guyana
Kenya
Honduras
Kazakhstan
Laos
Uganda
Cameroon
Central African Republic
Iran
Nigeria
Papua New Guinea
Ukraine
Guinea
Kyrgyzstan
Paraguay
Angola
Congo, Republic
Congo, Democratic Republic
Tajikistan
Burundi
Myanmar
Zimbabwe
Cambodia
Eritrea
Venezuela
Chad
Equatorial Guinea
Guinea Bissau
Haiti
Yemen
Syria
Turkmenistan
Uzbekistan
Iraq
Libya
South Sudan
Sudan
Afghanistan
North Korea
Somalia
91
91
89
89
86
86
85
83
81
81
80
78
78
76
75
75
75
74
73
73
72
71
71
71
71
69
69
68
68
64
63
63
62
62
62
61
61
60
60
59
58
58
57
57
56
55
54
54
53
53
53
52
50
50
49
49
48
48
48
48
47
47
46
46
46
45
44
44
43
43
43
42
42
42
42
42
41
41
41
40
40
39
38
38
38
38
38
38
38
38
37
37
37
36
36
36
36
36
36
36
36
35
35
35
35
34
34
34
34
34
33
33
33
32
32
31
31
31
30
30
30
30
29
29
29
29
28
28
28
28
28
28
28
28
28
27
27
27
27
26
26
26
26
25
25
25
25
25
25
24
24
24
23
22
22
22
21
21
21
20
20
20
19
19
19
19
18
17
17
17
16
15
14
11
8
8
8
90
90
90
88
85
87
86
84
85
84
80
79
82
74
76
75
77
74
73
72
69
71
72
71
71
69
68
64
68
65
63
66
63
63
62
60
61
55
58
65
60
58
54
61
57
56
55
52
54
49
53
57
49
49
52
45
51
46
49
48
47
46
48
45
44
48
43
41
42
44
44
42
43
42
39
43
41
36
41
39
36
37
38
38
38
41
36
38
39
37
37
37
40
34
34
36
36
36
36
34
37
32
36
38
37
35
34
35
34
33
33
34
35
32
32
33
27
31
31
31
31
33
31
32
33
30
27
28
34
30
32
34
29
27
28
26
29
28
27
28
28
21
29
26
26
28
27
25
26
24
24
25
22
26
21
22
19
15
20
22
25
19
19
20
25
19
23
26
17
17
18
21
0
13
8
8
8

The Global Corruption Report (GCR)