
TOP 7
NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC ĐẾN XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Nhiều
ngôn ngữ từng được hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người sử dụng đã
biến mất vĩnh viễn nhưng vẫn đang ảnh hưởng đến thế giới hiện đại hôm nay. Ngôn
ngữ là văn hoá, linh hồn thậm chí ẩn chứa nhiều bí ẩn đang chờ con người khám
phá.
1.Tiếng
Latinh
Tiếng Latinh là ngôn
ngữ có tác động lớn nhất đối với những ngôn ngữ phổ biến đã xuất hiện trên khắp
châu Âu.
Tiếng Latinh chính thức
là một ngôn ngữ chết, chỉ có Thành phố Vatican sử dụng nó làm ngôn ngữ chính
thức vì có nhiều Kinh
Thánh được viết bằng ngôn ngữ đó. Trong câu chuyện hàng
ngày, không còn ai sử dụng tiếng Latinh ở Rome, khắp nước Italy hay bất kỳ nơi
nào khác trên thế giới.
Nhưng điều đó không có
nghĩa là tiếng Latinh không có ảnh hưởng lớn đến xã hội hiện đại. Nó vẫn thường
xuyên được sử dụng cho các thuật ngữ y tế, cũng như phân loại hệ thực vật và
động vật.
Tất cả các ngôn ngữ
Roma (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italy, tiếng Bồ Đào Nha…) đều được
lấy cảm hứng vô tận từ tiếng Latinh. Các kí tự trong ngôn ngữ đó và nhiều ngôn
ngữ khác đều có cơ sở và nguồn gốc từ các từ Latinh và được phát triển trong
thời hiện đại.
2.Tiếng
Phạn
Tiếng Phạn là một
trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới. Ngôn ngữ này đã bị tàn lụi vào
khoảng năm 600 trước Công nguyên. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có
tác động trực tiếp đến thế giới ngày nay, đặc biệt là trong các cộng đồng tôn
giáo ở Nam và Đông Á.
Dù đã “chết” nhưng
tiếng Phạn vẫn là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. Tên gọi đó có
thể chỉ có trên danh nghĩa, nhưng Ấn Độ tự hào về ngôn ngữ này và muốn bảo vệ
di sản của mình. Đó là bởi vì phần lớn kinh cổ của ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn
đều được viết bằng tiếng Phạn: Phật
giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo.
3.Kinh
thánh tiếng Do Thái
Tiếng Do Thái cổ hoặc
Kinh thánh đã có thời kỳ hoàng kim trước đây. Nhưng sau khi Đền thờ Jerusalem
bị phá hủy, ngôn ngữ này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Các giáo sĩ Do Thái đã
nỗ lực duy trì nhưng nó không được nhiều người nói đến như trước đây.
Tiếng Do Thái
trong Kinh thánh vẫn
tồn tại và trở thành di sản trong ngôn ngữ hiện đại. Sự thật là nếu muốn đọc
được các đoạn Kinh thánh trong bản gốc, người ta phải học tiếng Do Thái.
4.Tiếng
Aram
Tiếng Aram được biết
đến nhiều nhất là ngôn ngữ mà Chúa
Giêsu Kitô đã nói khi còn sống. Ngôn ngữ này được sử dụng
vô cùng rộng rãi vào thời Chúa Kitô – đến mức nó trở thành ngôn ngữ chung của
phần lớn Trung Đông.
Điều thú vị là quốc gia
mà tiếng Aram có nguồn gốc từ đó, Aram, đã sụp đổ hàng thế kỷ trước khi ngôn
ngữ này nổi lên trong cuộc chiến tranh tàn khốc với người Assyria.
Nhưng ngay cả khi Aram
đã “mất”, ngôn ngữ mà nó tạo ra vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh. Sau
đó, ngay cả người Assyria cũng sử dụng ngôn ngữ này làm một trong những ngôn
ngữ chính đơn giản vì nó được sử dụng rộng rãi trên khắp Trung Đông. Nếu bạn
muốn giao dịch với các khu vực khác vào thời điểm đó, bạn phải nói tiếng Aram.
5.Tiếng
Copt
Tiếng Copt từng là một
ngôn ngữ nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Cách đây gần 2.000 năm, ngôn ngữ Ai Cập
chủ yếu được viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp. Trên thực tế, ngôn ngữ này phát
triển vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên trong thời kỳ La Mã trong và Ai
Cập.
Hiện nay, tiếng Copt
vẫn là ngôn ngữ quan trọng đối với nhiều người theo đạo Cơ đốc. Các nhà ngôn ngữ
học và sử học coi đây là ngôn ngữ Kitô giáo đầu tiên. Nó cũng dựa trên bốn ngôn
ngữ rất quan trọng vào thời đó.
Tiếng Copt vẫn tồn tại
trong các văn bản tôn giáo cổ xưa và vẫn có tầm quan trọng đáng kể đối với
những người theo đạo Cơ đốc trên khắp Trung Đông và thế giới.
6.Tiếng
Hy Lạp cổ đại
Hiện tại, thế giới vẫn
coi tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ phổ biến. Tiếng Hy Lạp hiện đại chắc chắn không
phải là ngôn ngữ chết. Nhưng về mặt kỹ thuật, tiếng Hy Lạp cổ đại là một phiên
bản ngôn ngữ cũ hơn và khác biệt hơn.
Tất nhiên, tiếng Hy
Lạp cổ đã được nói (và viết) bởi các nhà triết học và nhà văn nổi tiếng, bao
gồm Aristotle, Homer, Plato và Socrates.
Họ đã tạo ra những tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ của mình và vẫn được nghiên cứu
trong thời hiện đại.
Ngoài ra, tiếng Hy Lạp
cổ tương tự như tiếng Latinh ở chỗ chúng được đặt tên cho các sự vật trong hệ
thống y tế và khoa học cũng như các lĩnh vực khác.
7.Tiếng
Trung Quốc cổ (chữ giáp cốt)
Trong số các ngôn ngữ
cổ thì tiếng Trung Quốc cổ có thể được xem là nổi bậc nhất trong thời hiện đại.
Trào lưu khám phá chữ Giáp cốt đang được giới học giả nghiên cứu bởi Chữ Giáp
Cốt đóng vai trò quan trọng trong công việc giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn
về xã hội, văn hóa 5000 năm Trung Hoa.
Từ chữ Giáp Cốt đến
chữ hiện đại là cả quá trình biến hoá, là một hệ thống liên đới, giống như con
người vậy, từ lúc sơ khai đến lúc tiến bộ. Mỗi chữ đều là dần dần hình thành có
chủ ý và chứa đựng thiên cơ. Vì là chữ tượng hình, mỗi chữ đều mang hình ảnh ẩn
chứa nội hàm thâm sâu.
Ngoài ra khi hiểu rõ
được những ẩn ý của chữ thì có thể biết được nguồn gốc của sinh mệnh mà khoa
học không thể nào lý giải, thậm chí không cách nào giải thích được.
Lấy một ví dụ cụ thể,
cổ nhân thường nói “nhân sinh như mộng”, đây không phải là một câu ví von hay
một câu cảm thán đơn thuần, mà là một sự thật.
Chúng ta hãy xét chữ
“tỉnh” (醒). Nửa bên phải là chữ “tinh” (星) – ngôi sao – được cấu thành từ chữ “sinh nhật” (生日) – mặt trời cũng là một ngôi sao – chính là nói “trên trời
một ngôi sao, dưới đất một con người”.
Giáp cốt văn ban đầu
được vẽ 1 cái cây và 2 chấm vuông nhỏ, sau đó là 5 chấm vuông nhỏ, đây là hình
ảnh của cây dưới đất và các ngôi sao trên bầu trời. Đây là khái niệm những ngôi
sao sáng được sinh ra trên bầu trời.
Trong rất nhiều nền
văn hóa đều có những miêu tả so sánh con người với các vì sao. Ở phương Tây có
chiêm tinh học dự đoán về các chòm sao, còn ở phương Đông thì họ quan sát thiên
tượng, bói toán.
Điều này không chỉ cho
thấy rằng, vận mệnh của con người đã sớm được an bài cả rồi, cũng chính là nói
cho con người biết nguồn gốc của chúng ta không phải ở tại nhân gian, mà là từ
thiên thượng hạ xuống, sau khi đến nhân gian thì chìm vào trạng thái mê. Nhà Phật
gọi là rơi vào cõi mê.
Nếu muốn thức tỉnh, thì cần phải
nhìn chữ bên trái của chữ “tỉnh” (醒), đó chính là chữ
“dậu” (酉), ngôi thứ 10 trong Địa
chi. Trong 12 con giáp thì dậu đối ứng với con gà, gà gáy báo
hiệu trời sáng, đánh thức mọi người tỉnh dậy từ trong mộng.
Mỹ Mỹ