Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Bà Hồ Thị Thu đã chữa bệnh cho 6 vạn người




                                                           Bà Hồ Thị Thu 


Người mở luân xa 
chữa bệnh cho 6 vạn người

Bà Hồ Thị Thu (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. 
Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ. 

Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. 

Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 60 000 người. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến. 

Bà Thu hiện là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, bà đi khắp cả nước trị bệnh cứu người miễn phí.

Bà Thu bảo bà đã từ cõi chết trở về với căn bệnh ung thư phổi, đã di căn sang gan, đã suy tim, suy thận mạn, bệnh viện trả về để chờ mai táng từ cách đây hơn 20 năm. 

Thế nên, sau khi được tiếp cận với môn học trong 21 tháng 14 ngày liên tục tại tỉnh Bình Dương, thấy mình được sống, đã sống khỏe suốt 23 năm qua (!) - bà đã coi như mình nợ phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này một kiếp sống.

Bà là một tín đồ của môn học kia. Thầy đã trao cho bà sự sống, bà xuống núi và đi khắp nhân gian trao truyền bí quyết cứu rỗi đồng loại đó, bà sẽ tình nguyện làm điều này cho đến hơi thở cuối cùng.

Tính đến nay, hơn 6 vạn người trên khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, đến Tây Nguyên, dọc miền Trung Quảng Nam, Đắc Lắc, Bình Định, … đã tìm đến bà Thu để học thiền Bà đã mở nhiều lớp học thiền trong vườn điều của bà, trong khi chồng và con cô Thu vẫn loanh quanh đi chăm sóc hoa màu, vẫn nuôi gà lợn như bất cứ nông hộ nào khác. 

Người học tự lo việc ăn uống mỗi tháng đóng vài nghìn đồng tiền chi phí điện nước. Tuyệt nhiên không mất gì nữa. Và nhiều người đã khỏi bệnh.

Hàng trăm người tụ tập học cô Thu, nên cô phải dẫn theo một số môn đệ đã qua học “cấp 3” (cấp cao) trong môn học để phụ giúp cô truyền dạy, mở huyệt đạo cho học viên mới. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, tất cả đều mang phong cách của nhà Phật.

Chúng tôi nghe giảng, bà Thu nói suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến khuya. Lý do là người theo học quá đông, thay vì mở một lớp như dự kiến, bà phải mở ba lớp sáng, chiều, tối.

Khóa học kéo dài một tuần, vừa lý thuyết, vừa thực hành ngồi thiền cùng bà Thu; rồi bà Thu và các “tông đồ” trực tiếp mở luân xa trên đỉnh đầu, trước trán, dọc sống lưng mỗi học viên. Người ta có 7 luân xa, bà Thu chỉ có quyền năng mở 6 luân xa. 

Bà ngồi thiền chăm chỉ hơn học viên, một là để gương mẫu, hai là hằng ngày hằng giờ bà vẫn phải ngồi như tượng để tự cứu mình khỏi đủ thứ bệnh nan y khác.


Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu 

Bà Thu tuyên bố ở tất cả các lớp học: Tôi dạy thiền giúp đời, cũng là để giúp tôi thực hiện lời tâm nguyện với thầy tôi, với môn học đã cứu sống tôi. Cả nước này, có nhiều cơ sở do đồng môn, hoặc học trò của tôi đang dạy. 

Nhưng có một cách để kiểm tra xem người ta có phải là người của môn phái tôi, học trò tôi hay không, hỏi rằng họ có thu tiền của học viên hay không! “Cô Thu” và môn đệ của cô, thề với trời đất, nói sai thì trời tru đất diệt, không bao giờ tôi lấy tiền/quà của người bệnh, của học trò, dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi làm việc vì cái tâm, vì lòng biết ơn môn học. Nó rất khoa học, không có gì dị đoan, tà đạo hay thần bí cả.

Hơn 4 năm theo học, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ. Hơn chục người tình nguyện đến ở tại nhà bà Thu để phụ giúp bà truyền dạy môn học, hầu hết là người từ cõi chết trở về. Tôi đã gặp nhiều bạn mới, nhiều người quen cũ ngay tại nhà bà Thu. 

Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức. 

Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên. 

bản tóm lược
Theo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao động, 27/3/2013
http://laodong.com.vn/Gallery/Doi-song/category21/Gap-nguoi-dung-thien-dinh-mo-luan-xa-chua-benh-cho-6-van-nguoi/album279.bld

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Thần đồng Đỗ Nhật Nam


HDTC : Gần đây dư luận bàn tán xôn xao về hiện tượng "Thần đồng Đỗ Nhật Nam", chúng tôi đăng lại một bài viết về em từ năm 2012 để các bạn tham khảo.



Nam chính là "thầy giáo" tiếng Anh của mẹ em

Gặp gỡ Đỗ Nhật Nam: cậu bé 11 tuổi xác lập 2 kỉ lục Việt Nam

Tối 23/3/2012 tại Nhà hội thảo 2 thuộc Hội chợ sách TP.HCM, hơn 200 khán giả đã có dịp gặp gỡ Đỗ Nhật Nam - cậu bé quen thuộc trên màn ảnh nhỏ trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” . Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam đã xác lập kỉ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam”, nay em tiếp tục xác lập kỉ lục “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam” với cuốn sách “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”

“Con làm tốt nhất là học Tiếng Anh!”
Đỗ Nhật Nam đã tự tin và hồn nhiên khẳng định như thế khi Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng  (Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Thái Hà Books) hỏi về cái nhất của Nam.  Với bề dày thành tích: 3 kì thi của đại học Cambridge đạt điểm tuyệt đối 15/15, chứng TOEFL IPT 99/120, TOEIC: 940/990, ILB: 6.5 và rất nhiều thành tích đạt được trong các kì thi tiếng Anh quốc tế Nam gặt hái được từ lúc 6 tuổi khiến người lớn không khỏi ngưỡng mộ. Bởi vì với Nam tiếng Anh là chìa khóa giúp em học hỏi được nhiều điều từ các nền văn hóa khác và làm quen bạn bè trên khắp thế giới.

Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh Wordstorm 2011, Nhật Nam đã vượt qua các anh chị là sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội để giành giải nhất với chủ đề hùng biện bốc thăm cực kì chính trị  “Có nên bỏ án tử hình hay không?”. Hùng biện chủ đề này với người lớn đã khó, bằng tiếng Anh còn khó hơn, thế mà Nhật Nam đã hoàn toàn thuyết phục ban giám khảo bằng những lập luận lưu loát, chặt chẽ, có sơ sở bằng tiếng Anh!

Lúc 6 tuổi, mơ ước của Nhật Nam là trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao, nhưng phải là Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ cơ! Bởi vì theo Nam “Những vấn đề của Mỹ cũng là những vấn đề của thế giới nên giải quyết khó hơn ạ”. Lên 8 tuổi, mơ ước của Nhật Nam lại là trở thành nhà sinh học. Trong buổi giao lưu này, Nhật Nam bật mí mơ ước mới vừa cập nhật cách đây hơn 1 giờ là trở thành mật mã viên của MSA.

Cũng giống như rất nhiều cậu bé khác, Nhật Nam cũng có những thần tượng của riêng mình. Nhưng thần tượng của cậu bé 11 tuổi này khiến nhiều khán giả phải choáng: “Cháu thần tượng Barack Obama, Abraham Lincoln, Benjamin Franklin và bố Thảo ạ”.

Chinh phục tất cả khán giả lớn bé bằng những câu đối đáp nhanh, thông minh nhưng vẫn thật lém lỉnh, hồn nhiên, Nhật Nam còn kể cho khán giả nghe một cách trôi chảy và sinh động câu chuyện “Cây sồi ở trong hạt sồi”  bằng tiếng Anh do chính Nhật Nam viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Thông điệp của Nhật Nam chính là “Trong mỗi người là một cây sồi cao lớn và vĩ đại”.

Nhật Nam là một chú gà rừng
Tự tin, tự lập, tự trọng - Đó là nguyên tắc 3 T mà bố Thảo đã dạy cho Nhật Nam từ khi em còn nhỏ. Nhật Nam luôn luôn nhớ đến lời dặn của bố Thảo: “Gà rừng trong đầm cỏ đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không cầu mong được sống trong lồng. Mỗi lần Nhật Nam nhờ người khác làm giúp mình một việc gì, nghĩa là Nhật Nam đã tự đan thêm một chiếc nan tự nhốt mình vào lồng”.



Nhật Nam tặng sách cho cụ ông 90 tuổi

Nhật Nam đã sống mạnh mẽ và tự do như một chú gà rừng. Tất cả các công việc học tập, đọc sách, nghiên cứu, dịch sách, làm MC, đóng phim, chơi thể thao, học Violon, Nhật Nam đều tự lên kế hoạch cho mình và tự giác thực hiện mà không đợi bố mẹ nhắc nhở.

Thông thường, một ngày của Nhật Nam bắt đầu lúc 6h25 phút, hết thời gian học ở trường là 4h chiều, Nhật Nam sẽ giải quyết bài tập ngay để dành thời gian buổi tối cho việc đọc sách, dịch sách. Không bao giờ Nhật Nam học quá 9h tối, rồi dành khoảng 1 tiếng chơi với bố mẹ trước khi đi ngủ.

“Thành quả mà Nhật Nam đạt được cho đến bây giờ, 95% là do cháu tự làm, chỉ có 5% là nhờ đến bố mẹ”, bố của Nhật Nam khẳng định.

Cậu bé giàu tình cảm

Chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam chia sẻ, ngay từ lúc Nhật Nam hơn 2 tháng tuổi, em đã có những suy nghĩ khiến người lớn bất ngờ. Khi mẹ Điệp hỏi: “mẹ đố Nam cái rốn để làm gì?” thì Nhật Nam trả lời ngay: “cái rốn để kết nối con và mẹ, để nhắc con luôn luôn nhớ đến mẹ”.

Những ngày mùa đông ở Hà Nội, gương nhà tắm mờ hơi nước, hàng ngày sau khi tắm xong Nhật Nam luôn vẽ trái tim và ghi bằng tiếng Anh câu “Con yêu mẹ” để mỗi khi mẹ Nhật Nam vào sau luôn luôn thấy câu ấy, chị Hồ Điệp xúc động kể.


Nhật Nam cùng ba, mẹ tại buổi giao lưu

Trong một lần do chuẩn đoán... nhầm, Nhật Nam có vài tháng ở khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương. Chính những tháng ngày sống chung với các bạn nhi bị bệnh đã thôi thúc Nhật Nam viết cuốn tự truyện “Lớp 1 ơi lớp 1” (sau này đổi thành “Tới đã học tiếng Anh như thế nào?”) với mục đích quyên góp tiền cho các bạn khoa ung bướu chữa bệnh.

Mẹ Nhật Nam tự hào kể, từ sau lần nhập viện hụt đó, Nhật Nam luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Mỗi lần đi đến đâu có đặt hòm từ thiện, dù là đang mải chơi hay đang vội, Nhật Nam đều không quên xin tiền bố mẹ bỏ vào hòm từ thiện. Chính điều này là niềm tự hào lớn của mẹ Điệp, tự hào hơn cả những thành tích mà Nhật Nam đạt được trong học tập, bởi dù có trở thành ai  trong tương lai thì trước hết Nhật Nam đã trở thành một người tốt thực thụ.

Những thành công của Nhật Nam không đến từ sự tình cờ ngẫu nhiên, mà vượt trên tất cả đó là sự rèn luyện bền bỉ, tinh thần học hỏi không ngừng. Với một nền tảng tri thức lẫn tâm hồn vững chắc như vậy, tin rằng Nhật Nam sẽ còn tỏa sáng hơn nữa. Không một ước mơ nào mà Đỗ Nhật Nam không đạt được!
 Minh Ly- Sống Xanh vn



Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

"Nổi nhục" học sinh ... tiên tiến



"Nổi nhục" học sinh ... tiên tiến


Con đt hc sinh tiên tiến, thay vì dành cho con đng viên, v ph huynh li tc tc lên phòng ban giám hiu nhà trường bày t s bc bi vì con mình hc ch được tiên tiến thì… nhc quá!

 Ban giám hiệu, giáo viên ngỡ ngàng trước thái độ của vị phụ huynh, nhất là việc bà mẹ lặp đi lặp lại từ “nhục” để nói về nỗ lực của con. Họ phân tích cho phụ huynh hiểu, kết quả tiên tiến phù hợp với lực học của cháu, là một điều rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, vị phụ huynh vẫn “đau đáu” nói rằng với danh hiệu học sinh tiên tiến, đứa con làm mình không còn mũi nào để nhìn ai. Việc học của đứa bé đang rất ổn nhưng vì kết quả đó nên phụ huynh quyết tâm bắt đứa con đi học thêm để phải đạt học sinh giỏi, xuất sắc.

Câu chuyện xảy ra tại một trường tiểu học ở Q.1, TPHCM vỡ lẽ ra rất nhiều điều về “căn bệnh” thành tích dường như đã ăn sâu vào máu của nhiều người.

Phụ huynh không chấp nhận khi năng lực của con được đánh giá đúng, thay vào đó cái họ cần là con phải đạt được thành tích cao nhất, để có thể “nở mày nở mặt” với mọi người, cho dù kết quả đó có phù hợp với khả năng của con hay không. Đòi hỏi này từ cha mẹ có thể tiếp tay cho đứa trẻ bất chấp mọi cách không kể đúng sai, miễn sao đạt điểm cao.

Qua câu chuyện đó còn cho thấy cách chấm điểm ở trường học của chúng ta đang rất có vấn đề. Thậm chí là vấn đề nghiêm trọng khi mà một đứa trẻ đạt học sinh tiên tiến, lẽ ra được khen ngợi, động viên thì em bị bố mẹ xem như một “nỗi nhục”. Phải chăng điều này xuất phát từ lý do hiện nay, tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là ở bậc tiểu học quá nhiều, có lớp đến 90% , thậm chí 100% em nào cũng giỏi. Khi học sinh giỏi được xem là bình thường thì những em chỉ đạt tiên tiến sẽ trở thành “cá biệt”.

Ai cũng hiểu tỷ lệ học sinh giỏi quá nhiều như hiện nay không đúng với thực tế. Cách chấm điểm chạy theo thành tích dễ làm học trò mất đi động lực để cố gắng, các em ngộ nhận về khả năng của mình và khó biết đâu hạn chế, điểm yếu của bản thân để khắc phục.

Như lời một nhà giáo ở TPHCM chia sẻ, cách cho điểm hiện nay đang làm “hỏng” học trò: “Các em đi học toàn điểm 9, điểm 10, ai cũng là học sinh giỏi, ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng… “lạm phát” sinh viên giỏi. Nhưng giỏi ở đâu khi sinh viên chúng ta ra trường phần lớn không đáp ứng được yêu cầu thực tế, toàn phải đào tạo lại?”.
Hoài Nam
Theo Dân trí

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với chết




Việc học còn nặng thi cử là rào cản cho việc thực hiện đổi mới giáo dục. 

“Không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với chết”

Tại tọa đàm “Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác đổi mới quản lý giáo dục” diễn ra tại TPHCM ngày 28/3, nội dung được nhiều người đề cập việc học sa vào thi cử nên việc đổi mới trong giáo dục gặp nhiều khó khăn.

- TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thẳng thắn cho rằng “không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với chết” vì đó là yêu cầu cấp thiết để nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến thế giới.


Theo TS Huỳnh Công Minh, việc đổi mới phải là đổi mới ở nhận thức, chứ không đơn thuần chỉ là thay đổi ở việc cải tiến công việc, tổ chức những cuộc họp chất lượng. Mục tiêu giáo dục của chúng ta đang sai lầm ở chỗ sa đà vào việc thi cử, không chỉ ở bậc THPT mà ngay từ các bậc học thấp hơn.

“Chúng ta phải xác định lại mục tiêu dạy người, dạy năng lực chứ không phải dạy giấy tờ, bằng cấp. Điều này phải thể hiện được trong từng hành động của mỗi thầy cô giáo, mỗi học trò. Phải làm sao để người học vừa vui, thấy nhẹ nhàng mà phát triển được năng lực, trí thông minh; các phương pháp học phải thể hiện bằng các trò chơi và phải giảm được sĩ số lớp xuống, đó mới là đổi mới”, TS Huỳnh Công Minh nhấn mạnh.

Đồng tình rằng vai trò của hiệu trưởng trong việc đổi mới rất quan trọng, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng không ít người đứng đầu các cơ sở vẫn còn dè dặt thực hiện việc đổi mới.

Thầy Trần Ái Việt - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 cho hay mục tiêu, hình ảnh trong đổi mới giữa những giá trị truyền thống và hiện đại là gì để những người đứng đầu cơ sở giáo dục có những giải pháp tiến hành đổi mới. Còn bây giờ các trường, cả những trường tổ chức học 2 buổi nhưng giáo dục còn nặng thi cử nên vẫn chạy theo việc học chưa thật sự đẩy mạnh việc rèn luyện các em kỹ năng sống, tính thích nghi, khả năng hợp tác, biết hành động…
“Phải biết hướng mình đi và mình đi về đâu chứ cứ loay hoay hô cùng nhau đổi mới thì đổi mới cái gì? Tôi tâm đắc với việc đổi mới toàn diện từ sau năm 2015 nhưng chúng ta đã chuẩn bị đến đâu, đã có cơ sở để thực hiện chưa?”, ông Việt đặt câu hỏi.

Bà Bùi Thị Liên Chi - hiệu trưởng Trường THCS - THPT Sao Việt, Q.7 cho biết, cách đây khoảng hơn 10 năm, khi bà đang công tác tại trường THPT Bùi Thị Xuân thì nhiệm vụ chính của nhà trường là dạy và học. Trường cảm thấy rất thành công khi liên tục đỗ tốt nghiệp 100%, nằm trong top 10 các trường có thí sinh đỗ đại học của thành phố.

Đến thời điểm này, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, chúng tôi đặt ra mục tiêu phải đào tạo học sinh thành con người toàn diện ngay từ nhỏ. Trong đó tăng cường các giờ hoạt động, giờ học ngoại khoá, khám phá ngoài trời để các em sáng tạo, tư duy, tự khám phá tri thức…

Bà Chi đánh giá: “Chúng ta đang có từng bước đổi mới toàn diện so với trước đây. Tuy nhiên, muốn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải có sự thay đổi tích cực hơn từ chương trình học với việc đẩy mạnh giáo trị sống, kỹ năng sống sâu sắc hơn nữa”.
Hoài Nam
Dân trí



Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Tình yêu, sự nghiệp, gia đình.



Tình yêu, sự nghiệp, gia đình.


Trong cuộc sống bất kể nam nữ, già trẻ, nghề nghiệp, trình độ học vấn ai cũng phải đối đầu với những vấn đề Tình yêu, sự nghiệp, gia đình. Người ta đã bàn rất nhiều về nó nhưng cũng chưa đi tới ngã ngũ.

Đàn ông nhiều người vẫn coi sự nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, họ cho rằng đàn ông mà để mất sự nghiệp là thất bại, nhưng nay có người lại nghĩ khác mất sự nghiệp chỉ là kém may mắn. và khi để mất tình yêu mất gia đình mới là sự thất bại trong cuộc đời.

Đối với phái nữ trong một xã hội đang cổ vũ cho sự bình đẵng giới thì phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội hầu hết trong mọi lĩnh vực cả đến như các đội thám hiểm trái đất, vũ trụ …họ cũng có mặt ngày càng nhiều, họ cũng có niềm đam mê và khát vọng lớn, và họ cũng đã nói nhiều về tình yêu, sự nghiệp, gia đình và nó cũng là bài toán khó như của đàn ông vậy.

Các ý kiến đã đưa ra rất nhiều, nhưng chung quy lại có 3 loại :

-  Sự nghiệp là quan trọng phải đặt trước hết, có sự nghiệp là có tất cả.
-  Tình yêu và gia đình phải là trên hết vì không có tình yêu, gia đình thì cuộc sống trống rỗng cuộc đời trở nên bất hạnh, sự nghiệp cũng khó thành mà có chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
-  Tình yêu, sự nghiệp, gia đình đối với cuộc đời cái nào cũng quan trọng cả không thể thiếu được. Vậy thì phải dung hòa thôi, không thể đặt cái nào trước cái nào được.

Quan niệm về tình yêu, sự nghiệp, gia đình đối với mỗi xã hội, mỗi thời mỗi khác, ngay cách hiểu sự nghiệp cũng khác, đâu cần gì tài năng xuất chúng, quyền cao chức trọng, góp mặt với thương trường mà chỉ cần một nguồn lực đủ duy trì và phát triển cho tình yêu và gia đình là đủ.

Ở phương Tây người đàn ông đang có xu hướng từ bỏ vai trò trụ cột gia đình, họ không hy sinh cá nhân và gia đình để chạy theo công việc như trước nữa, họ chăm sóc gia đình và con cái nhiều hơn. Những gia đình có thu nhập kép (vợ chồng đều đi làm) ngày càng tăng đó là những gia đình đầy tình thương yêu, cuộc sống ổn định hơn, ít bị rủi ro trong tình hình kinh tế suy thoái.

Như vậy tình yêu và gia đình là đích tới của cuộc đời của mỗi người, còn sự nghiệp chỉ là cái phương tiện để cho người ta đi tới cái mục đích đó mà thôi, mà đã là phương tiện thì trên nguyên tắc ta có thể sắp xếp điều chỉnh với những mức độ khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tình yêu và gia đình, tuy nhiên cũng có những trường hợp do yêu cầu bức bách của xây dựng sự nghiệp mà phải điều chỉnh tình yêu và gia đình thì đó là giải pháp tình thế và tất nhiên chỉ là rất tạm thời và không bao giờ để lệch hướng của đích tới.

Suy nghĩ như vậy có quá nông cạn không? Sự nghiệp đâu chỉ là lo cho cá nhân, mà nó còn góp mặt với đời chứ ? Đúng vậy, nhưng trước hết anh phải lo cho cái gia đình anh đã, gia đình anh tốt, thuận vợ thuận chồng đầy tình yêu thương, nuôi dạy con cái giỏi giang khỏe mạnh tiếp bước ông cha là đã đóng góp rất lớn cho xã hội rồi. Ngược lại sự nghiệp anh đồ sộ nhưng gia đình bất ổn, con cái hư hỏng thì liệu có ích gì cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên xã hội rất khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân có năng lực tiềm tàng phát huy được hết khả năng của mình để đóng góp vào lợi ích chung.

Vậy vấn đề đặt ra là cá nhân tự lo hay sao? và bắt đầu vào lúc nào? Căn cứ vào lý giải trên thì cha mẹ phải trực tiếp lo từ khi mang thai đứa con cho tới lúc trưởng thành, và xã hội cũng sẽ chăm sóc với các biện pháp xã hội, ytế, giáo dục.

Xây dựng hạnh phúc cho con người thật khó, nó đòi hỏi phải có tình thương yêu và các biện pháp mang tính nhân bản và đồng bộ.

HDTC

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Cách người Nhật dạy con thông minh


Cha mẹ Nhật rất siêng đọc truyện cổ tích cho con nghe. (Ảnh minh họa)


Cách người Nhật dạy con thông minh

Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Sự thành công về kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội phát triển của Nhật đã cho nhân loại nhiều bài học quý giá. Trong đó, sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ góp phần quan trọng. Mời các gia đình cùng tham khảo và khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật.

1. Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

2. Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”



3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật

4. Dạy chữ từ sớm


Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.
5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.


Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Cảm nhận về việc học của trẻ ở Thụy Điển


 


Cảm nhận về việc học của trẻ ở Thụy Điển

 

Hai cháu nhà tôi mới đây sang nhập học tại Thụy Điển theo chồng tôi đi công tác dài hạn. Trước khi đi tôi lo lắng vô cùng vì việc học hành của các cháu, sợ con mình bị phân biệt, sợ học hành khác lạ, sợ cháu bé không đủ vốn tiếng Anh để giao tiếp và theo học, sợ cháu lớn không được bạn bè chấp nhận…


Khi hai cháu vào nhập học tôi mới thấy mình lo lắng thừa. Hai cháu theo học rất vui vẻ và thuận lợi. Những điểm còn chưa theo kịp các bạn đều được nhà trường thu xếp cho học bổ sung.

Tôi chỉ mạn phép đưa ra vài cảm nhận rút ra được từ việc học của từng bậc học so với khi các cháu đang học trong nước.

Cháu bé nhà tôi học bậc tiểu học. Ở nhà cháu học tại một trường THDL có tiếng tăm. Tôi cũng mong cháu có được môi trường tiến bộ với điều kiện học tập tốt nên không quản khó khăn cho cháu thi vào trường. Nói thật ra khi còn ở trong nước, tôi cũng tự thấy rằng cháu được học như thế là rất tốt rồi. Tuy còn có bất cập nhưng so với các trường khác cũng đã là rất ổn.

Cháu đến lớp học ngày ngày đều không có hứng thú, mỗi khi được nghỉ thì thấy rất vui vẻ. Đấy là do giờ học rất gò bó và cứng nhắc. Học từ sáng đến 4h chiều mà về nhà tối hôm nào cũng còn phải làm bài tập.

Có những giờ trống, cô giáo sợ các con làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh nên yêu cầu các con ngồi yên lặng trong lớp không làm gì cả. Do các cháu không được đem sách truyện đến lớp nên cũng không có gì để đọc luôn. Cháu về kể là cả lớp con hôm nay phải “ngồi yên như tượng suốt buổi”. Thực ra thì cũng không phải là chuyện gì to tát nhưng để 20 đứa trẻ 8 tuổi ngồi im lặng suốt một tiết học thì cũng khác gì là một hình phạt đâu.

Mỗi ngày mẹ đi đón, hỏi hôm nay có gì vui không con, cháu đều trả lời “chẳng có gì đâu, chán lắm mẹ ạ”. Nghĩ mà thấy tội tội.


Sang đến bên này, hôm nào cháu đi học về mẹ chưa kịp hỏi đã líu lo kể chuyện. Khi xin cho cháu nhập học, tôi theo tinh thần quen thuộc, kể ra một loạt các lo lắng của mình cùng các điểm yếu của con. Cô giáo phụ trách nhẹ nhàng giải thích, ở đây nhà trường chí chú trọng vào điểm mạnh của các cháu, không cháu nào là kém cả. Khi các cháu vào học mình mới hiểu hết ý của cô.

Đơn cử như giờ thể dục, các cháu được phép tự chọn lựa học theo bài dễ, bình thường hay khó. Cháu nào kém hoạt động, thực hiện bài dễ vẫn là hoàn thành bài học, vẫn được thầy khen ngợi động viên để lần sau chọn bài bình thường, tự hoàn thiện kỹ năng của mình.

Các môn học được phối hợp chặt chẽ với nhau nên các cháu thấy rất thú vị và dễ học. Như khi học về các nhà thám hiểm, các cháu được chia theo nhóm cùng tìm hiểu về nhân vật do nhóm mình lựa chọn. Sau đó các cháu tự chuẩn bị bài để trình bày trước cả lớp về nhân vật đó, cả nhóm có thể làm thành một vài con rối để minh họa, hoặc tìm tranh ảnh giới thiệu. Thầy sẽ bổ sung thông tin khi các cháu trình bày, như vậy gài luôn vào bài các kiến thức địa lý và lịch sử liên quan.

Các cháu được khuyến khích tối đa thể hiện tính độc lập. Những gì không sai, không có hại thì các cháu được thoải mái theo ý mình. Không phải cứ răm rắp một bước cũng phải theo chỉ dẫn của cô giáo từ việc ăn gì, ngồi chỗ nào đến việc viết bài bút gì, lùi vào đầu dòng mấy ô. Có phải vì thế mà trẻ con bên này rất tự tin và tự chủ.

Bậc tiểu học đã vậy nhưng đến bậc trung học cơ sở tôi mới thực sự thấy còn nhiều điều mình cần học hỏi.

Cháu lớn nhà tôi vốn tính rất chăm và hiền lành. Cháu đang học lớp 9. Ở nhà cháu học hành vất vả nhưng do không có hứng thú nên càng không có hiệu quả. Tôi không kể lể ở đây vì chắc hẳn những ai quan tâm đến giáo dục đều đã biết tình trạng các cháu phải học hành bận rộn như thế nào. Nào là học thêm, nào làm bài tập, liên tiếp quay cuồng. Mình thương con nhưng cũng đành phải động viên con cố gắng thức khuya dậy sớm để có thể vào được một trường THPT vào loại trung bình khá.

Khi sang đây, tình hình thay đổi hẳn.
Cháu đi học về đều có bài phải tìm hiểu đọc thêm nhưng bao giờ cũng rất hứng thú. Như môn lịch sử, khi học đến một giai đoạn lich sử nào đó, thầy giao cho từng nhóm về tìm hiểu về một chủ đề tự chọn của giai đoạn đó. Cả nhóm cùng làm bài giới thiệu những gì tìm hiểu được và trình bày cho cả lớp nghe.

Các môn học năng khiếu thì thật là tuyệt vời. Giờ nhạc thay vì phải học hát một bài hát (thường là các cháu không thích thú gì và không phải cháu nào cũng có khả năng hát), ở đây thầy giáo cho các cháu tự chọn một bản nhạc yêu thích, bật cho cả lớp nghe và trình bầy mình thích ở điểm gì, cả lớp cùng bình luận rất hào hứng. Bạn nào có khả năng, có thể đem ghép các bài vào nhau, hoặc tự sáng tác cho cả lớp cùng nghe. Thầy giáo chỉ có vai trò hướng dẫn.

Giờ họa, thay vì tự nguệch ngoạc vài nét như ở nhà (đây thực sự là làm khó trẻ con vì không phải cháu nào cũng có năng khiếu vẽ), các cháu được xem tranh và đưa ra bình luận của mình. Bạn nào có năng khiếu vẽ thì mang tranh của mình ra cho cả lớp xem.

Giờ thể dục, thay vì ai cũng như ai phải hoàn thành vài bài tập cơ bản, các cháu có thể tự nghĩ ra bài thể dục cho riêng mình, tập trên nền nhạc do mình tự chọn, lần lượt trình bày cho cả lớp xem và rút ra cái hay cái dở.

Dù cũng biết là chẳng thể thay đổi được gì nhưng cũng muốn chia sẻ vài cảm nhận ban đầu với các vị làm trong ngành giáo dục nước nhà.
Nguyễn Thủy Liên

Theo Vnexpress Thứ ba, 25/1/2011