Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Phiên chất vấn đầu tiên của QH Việt Nam thời Dân chủ Cộng hoà

 

PHIÊN CHẤT VẤN ĐẦU TIÊN CỦA QH VIỆT NAM THỜI DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Kỳ họp đầu tiên của QH (2-3-1946) triệu tập các đại biểu QH vừa được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên và chuẩn bị chương trình nghị sự cho QH khoá I trong đó ngoài việc thành lập Chính phủ Liên hiệp là sớm soạn thảo được bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Kỳ họp thứ 2 khai mạc ngày 23-10 và kéo dài cho đến 9-11-1946, với chương trình nghị sự quan trọng nhất là thông qua được bản Hiến pháp đầu tiên, Bộ Luật Lao động, nội quy và thông qua các báo cáo, trong đó có đề nghị của đại biểu tỉnh Rạch Giá Nguyễn Văn Tạo thay mặt các đại biểu Nam Bộ đề nghị suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Người công dân số 1” của nước VNDCCH. Đề nghị này được mọi người tán đồng nhiệt liệt.

Chủ tịch Quân uỷ hội Võ Nguyên Giáp trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề quân sự... Thay mặt Bộ Nội vụ, cụ bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng khiêm nhường phát biểu: “Nước nhà đã vượt qua nhiều khó khăn, đó là công lao của Hồ Chủ tịch. Nhưng trong nước có những việc không hay đó là việc của tôi!”. Còn Thứ trưởng Cù Huy Cận thì giải trình việc bắt giữ một số đại biểu QH của Việt Quốc là đúng theo trình tự quy định của pháp luật, vì họ là những người có liên quan đến vụ án Ôn Như Hầu.

Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hoè trả lời các câu chất vấn về việc áp dụng luật của Việt Nam đối với người ngoại quốc, tài sản của người Pháp và về tội hối lộ. Bộ trưởng khẳng định rằng nước Việt Nam đã là nước tự chủ thì người ngoại quốc sống ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và Chính phủ đang kiên quyết bài trừ tệ hối lộ nên trước đây tệ này thuộc tiểu hình thì nay đã đổi thành đại hình.

Bộ trưởng Kinh tế Chu Bá Phượng thì bị các đại biểu “chê” là lúng túng khi trả lời chất vấn. Bí quá ông bèn mời các vị chất vấn có dịp sang bộ của ông, ông sẽ trình sổ sách giấy tờ... Đến lượt Bộ trưởng Y tế Hoàng Tích Trí “bị” các đại biểu như Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Thị Thục Viên, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Hồ Đức Thành chất vấn cũng lúng túng trả lời không rõ ràng. Bộ trưởng cuối cùng là người đứng đầu Bộ Giáo dục Ca Văn Thỉnh trả lời xoay quanh các câu hỏi về chính sách văn hoá, những ngành học đặc biệt và nền giáo dục tiểu học.

Và cũng ngay tại phiên chất vấn đầu tiên này, người đứng đầu Chính phủ cũng phải trả lời các câu hỏi của đại biểu. Biên bản kỳ họp cho biết danh sách những người chất vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: Trần Đình Tri (thuộc nhóm xã hội), Lê Huy Vân (trung lập), Khuất Duy Tiến (Mácxít), Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Nguyễn Sơn Hà (công thương), Trần Huy Liệu (Mácxít), Huỳnh Văn Tiểng (Dân chủ) Xuân Thuỷ (Việt Minh) và Nguyễn Văn Tạo (Mácxít).

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Đình Tri về việc Phó chủ tịch Nguyễn Hải Thần đã đào nhiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách rất ý nhị và sâu sắc: Đó là một câu chuyện thương tâm, không muốn nói đến nữa. Tin từ một vài người kia, ta nên quên đi là hơn. Còn cái tin ông Nguyễn Hải Thần tự xưng là Tổng tư lệnh hải, lục, không quân Việt Nam? Việt Nam không có hải, lục, không quân thì ông Nguyễn Hải Thần cứ việc làm tổng tư lệnh, và nếu Việt Nam không có hải, lục, không quân mà ông Nguyễn Hải Thần tổ chức được hải, lục, không quân cho Việt Nam thì cố nhiên chúng ta hoan nghênh!

Về vấn đề “chính phủ liêm khiết”, người đứng đầu Chính phủ trả lời: Thì Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm, nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc trong các uỷ ban là đông lắm, phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết.

Sau phần chất vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ từ chức để trao quyền cho QH bầu ra chính phủ mới. Khi được QH tín nhiệm bầu lại một lần nữa để đứng ra lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một bài phát biểu rất sâu sắc trong đó nhận định: “Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài. Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tôi chỉ có một đảng: Đảng Việt Nam...”.

Đọc lại tường thuật phiên chất vấn đầu tiên của QH mới thấy giá trị của cái nền móng truyền thống của thế hệ những người gây dựng nền Cộng hoà Dân chủ quý giá đến dường nào. Có những giá trị mà đến nay ta còn phải phấn đấu nhiều mới nối gót được người xưa.

 

Đi tìm sữa bò đực

 

ĐI TÌM SỮA BÒ ĐỰC


Có một truyện dân gian Ấn Độ như sau: ngày xưa, có vị vua Ấn Độ bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ cần uống sữa bò đực là hết bệnh ngay. Mà sữa này chỉ có nhà thông thái Cabuo mới tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Cabuo).

Tin lời thầy thuốc, nhà vua ra lệnh cho Cabuo đi tìm sữa bò đực. Nhà thông thái này rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì để thoát thân. Cô con gái khuyên cha đừng lo, cô sẽ có cách.

.

Hôm sau đang lúc nửa đêm yên tĩnh, con gái Cabuo mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung giặt giũ dưới cửa sổ phòng ngủ quốc vương. Cô cố tình khua động rõ to làm vua không sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bắt cô gái giải về hỏi tội: Cớ sao đang đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? Ngươi có biết tội không?

Cô gái làm như sợ hãi: “Dạ, dân nữ biết. Mong bệ hạ tha tội. Có điều, dân nữ bất đắc dĩ mới phải làm như vậy. Số là, chiều nay cha dân nữ mới đẻ em bé, mà trong nhà chẳng còn quần áo sạch sẽ quấn cho bé nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này.

.

- Nói láo! Ngươi chế riễu ta chắc? Ai đời đàn ông lại đẻ con!

- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại không thể đẻ được ạ?

Nghe vậy, nhà vua cười: Chắc chắn ngươi là con gái của Cabuo rồi. Thôi, về bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé!

Thế là Cabuo thoát nạn.


Đây là bài học tốt: Dùng câu hỏi để vạch ra điều phi lý

Cô gái rất thông minh bằng cách tạo câu hỏi dựa vào quy tắc lấy điều không thể để chứng minh điều không thể nhằm vạch ra điều phi lý của vị vua Ấn Độ.

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Học Hỏi triết lý giáo dục mới

 

HỌC HỎI TRIẾT LÝ GIÁO DỤC MỚI

 

Học để biết cách học, Học để biết cách hỏi, Hỏi để học, Hỏi để hiểu (hiểu bằng cách tập hợp thông tin, xử lý thông tin, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra).

Thế nhưng ngày nay giáo dục của ta vẫn nhồi cho các em học cho thuộc, mà thi thì bắt bí con nhà người ta! Đó, ông Tổng thống Pháp còn phải viết thư dài gửi giáo giới đòi cải cách giáo dục nước ông; đòi phải dạy học sinh biết hỏi, biết sáng tạo, biết xử lý tình huống... để thích nghi với đời sống hiện đại.
.
Một nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ còn vạch ra rằng nếu đời học sinh phải trải qua 1.700 lần thi mà lần nào cũng phải trả lời đúng một đáp án thì các em sẽ thành các cái máy nhớ và trả bài, hết sáng tạo". Nhà toán học tiếp lời: "Ngày nay các kho trí thức đã được mở, liên thông tuốt tuột, cứ nhấp chuột vào Internet là có tất. Thế nên quan trọng là biết hỏi, biết nêu vấn đề. Một giáo sư dạy kinh doanh quản trị lừng lẫy nhờ triết lý dạy người ta biết ngạc nhiên, biết hỏi đáp về những chuyện thông thường nhất, nhỏ nhặt nhất "tất nhiên" nhất như về cái khuyết áo, cái bút chì chẳng hạn".

"Hoá ra vấn đề là ta giờ đây phải học... Hỏi nhiều hơn, vì thế học mới gọi là học hỏi tức là học Hỏi! Chính là việc cách cải cách cái triết lý giáo dục đó.
.
Đổi mới trong một thế giới liên tục thay đổi là chuyện khó khăn mà hay lắm. Ta luôn phải đặt các câu hỏi mới và sẽ luôn có những câu trả lời mới chưa từng có. Đó gọi là ta học người mà không học lỏm, không học nô lệ. Ta sẽ có cách của ta nếu ta chịu học... Hỏi.