Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Cổ nhân nói việc lấy chồng lấy vợ


Cổ nhân từng có câu: “Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt”. Đây là bài học chọn vợ chọn chồng đáng suy ngẫm không chỉ cho lớp nam thanh nữ tú mà còn cho những ai đã thành gia thất

Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt
“Trai cúi mặt” ở đây là chỉ những người đàn ông không tự tin, làm gì cũng sợ hãi nhút nhát, không có chính kiến, thiếu quyết đoán, cũng là để chỉ kiểu người không biết vươn lên, cố gắng.

Người xưa có câu: “Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành.” Kỳ thực, là đàn ông phải là trụ cột, kiếm kế sinh nhai, nuôi sống và là điểm tựa tinh thần cho mọi người trong gia đình. Trong nhà thì lấy mình làm gương cho con cái hiểu được đạo nghĩa đối nhân xử thế. Ngoài xã hội thì gánh vác việc công, giúp “định quốc, an dân”.

Phụ nữ nếu gả cho người đàn ông yếu đuối, hoặc lười nhác, thiếu trách nhiệm, thì người phụ nữ ấy cũng không bao giờ có được một cuộc sống tốt đẹp. Bởi người phụ nữ ấy sẽ phải một mình gánh vác việc của hai người, trong nhà thì phải gánh vác việc nhà, việc dòng tộc, ngoài xã hội lại phải gồng gánh để nuôi gia đình.
Như vậy dù người phụ nữ ấy không mong muốn, nhưng cũng buộc phải sống trong cảnh “âm thịnh dương suy”. Nữ sử gia đầu tiên của Trung Hoa, Ban Chiêu, bàn về đạo vợ chồng rằng: “Đặc tính âm-dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có sự khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ”.

Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu
Gái ngẩng đầu” chính là chỉ kiểu phụ nữ không màng đến đạo lý, sống cao ngạo, không biết cách đối nhân xử thế. Những người này trong suy nghĩ hoặc trên hành vi thường có tính cách quá mạnh mẽ, cố chấp, rất khó đạt được tiêu chuẩn dịu dàng, ôn hoà, khiêm nhu lễ phép của người phụ nữ.
Trong gia đình, nếu người vợ mà cao ngạo, thích “chèn ép” chồng thì gia đình sẽ khó mà yên ấm được, khi đó sẽ dẫn tới “âm thịnh dương suy”, “người chồng chưa già đã yếu”, thậm chí nếu không để ý thì cả con cái cũng rất khó thành người.

Thế nên, trong “Kinh Dịch” viết: “Âm tuy hữu mỹ, hàm chi dĩ tòng vương sự, phất cảm thành dã. Địa đạo dã, thê đạo dã, thần đạo dã”. Câu này ý nói: Cái “Âm” mặc dù có đức đẹp nhưng chỉ nên cất giữ không để lộ, nên lấy nó để giúp cho sự nghiệp chung, không dám nhận sự thành công là của mình. Đó là đạo lý của trời, đạo lý của người vợ, cũng là đạo lý của bề tôi trung với vua.
Do đó, người phụ nữ cho dù tài sắc vẹn toàn, gia thế hơn người cũng cần hiểu rõ đạo lý khiêm nhường, chớ kiêu ngạo. Người xưa ví von, nhà có vợ hiền giống như quốc gia có tể tướng tài đức vậy. Người vợ chủ quan việc gia đình, cần dùng đức hạnh mà hành xử, đôi khi còn là lấy nhu khắc cương, có thể ôn nhu mà vẫn bảo toàn tất cả, như “nước chảy chỗ trũng”, không cần cao mà lại có đức sinh dưỡng vạn vật.

Ở thời Tây Chu, Chu Công từng khuyên răn con rằng: “Con phải biết luật Trời rằng bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết và người khiêm nhường sẽ được lợi. Người ta ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường, không ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn cả!” Trong 64 quẻ của “Kinh Dịch”, mỗi quẻ đều có điềm hung, điềm cát, duy chỉ có quẻ 15, quẻ Khiêm (khiêm nhường) là không có điều hung, chỉ có điều cát, và là quẻ tốt nhất.

Bởi vậy cổ nhân có câu “Thê hiền phu an”, vợ hiền đức thì chồng mới ít họa.
“Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt”. Lời răn dạy này bề ngoài là chỉ ra kiểu người không đáng làm tri âm, giúp người ta có thể chọn vợ chọn chồng cho hợp ý. Tuy nhiên hàm ý sâu xa của nó là đạo nghĩa vợ chồng của người xưa: nam phải ra nam, nữ phải ra nữ – nữ phải có sự ôn nhu mềm mỏng của nhi nữ – nam phải có chí khí mạnh mẽ của bậc nam tử trượng phu.


 Theo vanhoavadoisong.vn

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Khắc kỷ (stoicism) giúp bạn sống tốt hơn?


Với tốc độ truyền thông nhanh chóng của thời 4.0, ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt với những tin buồn. Từ khủng bố, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, tới cướp-giết-hiếp và nay đang là nạn đại dịch Corona, làm sao để cân bằng nội tâm giữa vô vàn biến động của thế giới?

Thật ra bí quyết sống thanh thản trong cả thời loạn lẫn thời bình đã được khám phá bởi từ rất lâu rồi. Đó là stoicism – chủ nghĩa khắc kỷ.
- Chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism) là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.
- Sứ mệnh của chủ nghĩa khắc kỷ là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.
- Quan điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề.

“Khắc kỷ” không có nghĩa là khổ hạnh. Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới. Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.

Góc nhìn mạch lạc cho một thế giới rối ren

Chủ nghĩa khắc kỷ khái quát cuộc sống làm 3 phần:
1. Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân);
2. Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác);
3. Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác).

Lời khuyên của stoicism là hãy tập trung vào nhóm 1, phớt lờ nhóm 2, lên kế hoạch cho nhóm 3.
Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.

Chủ động đối mặt khủng hoảng
Có rất nhiều người nổi tiếng từng áp dụng và ca ngợi lối sống khắc kỷ. Nhưng nếu phải nhắc đến những tấm gương thực hành khắc kỷ tiêu biểu có lẽ phải kể đến cựu thị trưởng Vancouver – Sam Sullivan*.

Sam liệt tứ chi sau một tai nạn trượt tuyết thảm khốc năm 19 tuổi. Vì tai nạn đó, ông đã phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm và ý muốn tự sát trong suốt 6 năm. Mãi cho đến khi ông tìm thấy chủ nghĩa khắc kỷ và áp dụng nó.
Từ đó, ông coi những khó khăn trong đời mình là cơ hội để rèn luyện bản thân.
Ông bắt đầu liên lạc với chuyên gia để rèn luyện lại cơ thể và tập những cử động đơn giản. Và ông thay đổi tâm thái, từ một nạn nhân bị động đến một người chủ động tìm kiếm thành công.

Lối sống khắc kỷ giúp chúng ta tập chủ động đối mặt với thử thách.

Thay đổi cái nhìn về mất mát
Triết gia khắc kỷ Epictetus bị trộm lấy mất cái đèn kim loại trước nhà. Thay vì chửi mắng tên trộm, ông nhận thấy rằng mất một cái đèn không tổn hại quá nhiều đến ông, nhưng tên trộm thì đã phải đánh đổi phẩm cách con người cho việc trộm đồ. Vậy là hôm sau ông đi mua một cái đèn đất nung rẻ hơn, bỏ qua mọi chuyện.
Ông bà ta có một câu tương tự: của đi thay người.

Một triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.
Điểm mấu chốt của tư duy khắc kỷ nằm ở cách nghĩ của bạn đối với những điều xảy ra hàng ngày.

Để chuyển đổi lối tư duy thông thường sang tư duy khắc kỷ là cả một chặng đường. Nhưng nếu bạn có đủ nỗ lực thì bạn sẽ suy nghĩ và hành động cho cuộc sống tốt hơn trong thế giới rối ren này.

Ảnh : Cuộc sống của một gia đình trong thời gian cách ly xã hội trong đại dịch corona.

Theo Anastasia.
------
* Sam Sullivan sinh ngày 13 tháng 11 năm 1959 cư dân East Vancouver. Ông theo học trường tiểu học Maquinna và trường trung học kỹ thuật Vancouver, Đại học Simon Fraser 
Sullivan bị tê liệt sau khi bị gãy cổ trong một tai nạn trượt tuyết ở tuổi 19. Anh bị gãy xương khớp đốt sống cổ khiến anh gần như bị liệt hoàn toàn.

Sau bảy năm vật lộn với chứng trầm cảm, ông đã hoàn thành xuất sắc bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh tại Đại học Simon Fraser. Sullivan sau đó thành lập sáu tổ chức phi lợi nhuận nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật ở Bắc Mỹ. 
Năm 2005, Sullivan được giải thưởng dân sự cao nhất của quốc gia về thành tích cộng đồng.  Đây là sự ghi nhận công việc của ông để cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật. Các Sam Sullivan khuyết tật Foundation đã quyên góp được 20 triệu $ và phục vụ hơn 10.000 người khuyết tật kể từ khi thành lập. nhận
Năm 2008 nhận giải thưởng Christopher Reeve năm 2008 
Năm 2009, Sullivan đã thành lập Hiệp hội chính sách công dân toàn cầu với khoản tài trợ khởi nghiệp trị giá 500.000 đô la từ Quỹ Annenberg của California. 
Năm 2013 thị trưởng Vancouver.

Ảnh : Cuộc sống của một gia đình trong thời gian cách ly xã hội trong đạ dịch corona.