Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

MẶT TRỜI NHÂN TẠO


Ngày 08/10/2014 trên trên tập san Vật lý học hàng đầu thế giới và website của University of Washington đồng loạt đăng bài viết về Dynomak: UW: fusion reactor concept could be cheaper than coal - University of Washington: Lý thuyết lò phản ứng nhiệt hạch có thể rẻ hơn dùng than đá.

Đây là kết quả của nửa thế kỷ của một dự án tốn đến hơn 5 tỷ Euro do các nhà khoa học Đức đã đề xuất cho tình hình an ninh năng lượng toàn cầu từ năm 1964. với hy vọng tạo ra một mặt trời nhân tạo sản sinh ra nguồn năng lượng nhiệt hạch sạch với môi sinh.

Theo các nhà khoa học chỉ trong 2 thập niên tới, những gì trong phòng thí nghiệm hôm nay sẽ được áp dụng thực tế cuộc sống. Nó sẽ là nguồn năng lượng vô tận, không gây ảnh hưởng môi trường, có giá thành rẻ phục vụ cho con người. 

Các nhà nghiên cứu University of Washington làm một bài toán đơn giản là, một nhà máy điện nhiệt hạch sản xuất 1 gigawatt (1 tỷ watt) sẽ có chi phí 2.7 tỷ đô la, trong khi một nhà máy điện chạy bằng than có cùng một sản lượng có chi phí 2,8 tỷ USD, theo như mô hình của họ đang làm hiện nay. Nhưng nhà máy điện nhiệt hạch của họ lại không tiêu tốn gì khác ngoài chỉ một ít nước để tạo ra phản ứng nhiệt hạch!

Hết vắt đá ra dầu, nay các nhà khoa học Mỹ vắt nước ra điện để phục vụ nhân sinh.

Hy vọng nhân loại sẽ không còn lo lắng đển hủy hoại môi sinh, một thời đại mới không còn lo một ngày nào đó, than đá và dầu hỏa cạn kiệt đã có thể được gác lại. Và giá dầu thế giới tiếp tục rớt giá để các quốc gia không sáng tạo, mà chỉ biết ăn bám vào tài nguyên ông cha để lại ngày càng rớt lại phía sau trong cuộc ganh đua toàn cầu.


Ảnh : GS Thomas R. Jarboe với lò phản ứng nhiệt hạch Dynomak.



Nhìn lại giáo dục năm 2014










Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Thiếu nữ bỗng biến thành ‘người rừng’ tại Quảng Trị




Gia đình liên tiếp gặp biến cố, chị Hồ Thị Tuân (31 tuổi), trú tại khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) bỗng dưng lẩn thẩn trốn vào rừng ở suốt 3 năm qua.


Mỗi lúc nhớ người, chị Tuân lại gùi 1 chói cỏ dại về làng rồi lại bỏ chạy vào rừng. Thương xót cho số phận người phụ nữ này, dân làng ở khóm Ka Tăng đã thay phiên nhau “mật phục”, quyết tìm được nơi “ẩn náu” của “người rừng”. Rồi bằng tấm lòng nhân hậu của mình, họ thuyết phục Tuân trở về.


Ở trong rừng hơn 3 năm, Tuân dường như quên hết mọi thứ ở quê nhà. Có nhà mới, Tuân thường lang thang tìm kiếm những thứ "bỏ đi" như rễ cây, rác đem về cất ở nhà.


Mái tóc của Tuân khi có bàn tay chăm sóc của chị Phạm Thị Lan - Hội phụ nữ thị trấn Ka Tăng, bây giờ đã thời trang hơn nhiều. Trước đó, khi gặp Tuân trong rừng, 3 người phụ nữ ở bản Ka Tăng mất mấy giờ đồng hồ để gỡ, cắt, gội đầu tóc rối xờm như tổ quạ của "người rừng".


Ngôi nhà của chị Tuân nếu vắng các bảo mẫu một thời gian ngắn mọi thứ sẽ rất bừa bộn đủ thứ do chị Tuân kéo về. Các bảo mẫu phải thường xuyên cắt cử người vệ sinh ngôi nhà cho người rừng.


 Ở trong rừng, chị Tuân chỉ cần củ dong, củ sắn cũng có thể xong bữa ăn. Nhưng kể từ khi được các bảo mẫu nấu nướng cho ăn, chị đã quên hẳn những món ăn trong rừng mà nghiện các món được đun nấu.


Lá sắn xanh, nếu chế biến đúng cách, cũng làm được một món ăn. Chị Lan chỉ cho "người rừng" cần lựa những lá sắn non, rửa sạch rồi luộc với nước sôi. Ăn sẽ hết đắng và không bị say.


Món quà đầu năm của Chị hội Phụ nữ khóm Ka Tăng dành cho Tuân - là một cái tủ gỗ để đựng gia vị, thức ăn.


Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo cũng thường xuyên hỗ trợ gạo, các nhu yếu phẩm cho "người rừng".

 Sau hơn 4 tháng được đưa về làng, sống trong tình yêu thương của bà con bản Ka Tăng. "Người rừng" đã có nhiều thay đổi, nhưng chưa có ý thức. Những phụ nữ Vân Kiều ở Ka Tăng nói "Tuân như đứa trẻ con hai tuổi". Nhưng họ vẫn đón nhận Tuân, chăm sóc Tuân như người thân của mình. Việc làm tình nghĩa của chị em ở bản Ka Tăng thật đáng ngưỡng mộ.


nguoiduatin.



Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Chúc mừng năm mới 2015



Chúc Thầy trò ta năm 2015 đạt nhiều thành tựu và nhiều niềm vui trong giáo dục.



Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Mừng Giáng sinh 2014


Giáng Sinh an lành - Hạnh phúc 


Không khí Gáng Sinh đang rộn rạng khắp nơi, dần dần lan tỏa trong niềm hân hoan và tâm tình của người người khắp muôn phương.

     Cầu chúc Giáng Sinh an lành, hạnh phúc, tràn đầy ấm áp tình yêu thương cho tất cả mọi người !




Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Văn nghệ với khuyến học 2014

Sáng nay 20/12 các bé lớp lá 3 trường mầm non Hoàng Yến Q9 được đem tiết mục múa dân tộc đi biểu diễn tại Hội nghị Tổng kết của Hội Khuyến học P.Tăng Nhơn Phú A. Tiết mục của các bé được cả hội trường cổ vũ và hoan nghênh nhiệt liệt. Dưới đây là những hình ảnh được ghi lại :


Tập dợt một lần nữa trước khi lên sân khấu




Các bé rất tự nhiên








Tốp con trai thổi kèn, tốp gái cầm dù múa










Múa hát điệu đà say sưa, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem.





Chị Nguyễn Thị Huệ người nhiệt tình hoạt động khuyến học với ca khúc tuổi trẻ.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Ảnh chân dung người Việt ấn tượng

Những bức ảnh chân dung người Việt Nam ở các làng quê miền núi do một nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện đã xuất hiện trên một số tờ báo nước ngoài uy tín trong năm 2014.


Nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle vốn là người Pháp. Anh đến Việt Nam lần đầu vào năm 2007, tình cảm dành cho Việt Nam kể từ từ đó. Tấm ảnh bà cụ lái đò 76 tuổi trên sông Thu Bồn ở Hội An do Réhahn chụp đã đăng trên trang Du lịch của báo Los Angeles Times ngày 1/12/2014. Ảnh: LA Times


Ánh mắt nhiều cảm xúc của cô bé 4 tuổi tên Sung sống tại Sapa. Réhahn cho biết anh đã đến Sapa 3 lần. Sau khi chuyển đến Việt Nam năm 2011, anh mở một nhà nghỉ và một phòng trưng bày tại Hội An, Couleurs d'Asie, để người dân và du khách có thể ngắm nhìn miễn phí hơn những bức ảnh Việt Nam đặc sắc do Réhahn chụp. Ảnh: LA Times


Ánh mắt của bé Tuyết, 4 tuổi, khi ngước nhìn mẹ. Réhahn cho biết: "Sung là một nhân vật rất đặc biệt đối với tôi. Tôi đã gặp cô bé từ năm 2012, và năm nay (2014) chúng tôi lại gặp nhau ở làng Ta Phin (gần Sapa). Gia đình cô bé thậm chí đã mời tôi cùng ăn trưa". Ảnh: LA Times


Một bé gái người H'mông tại Mèo Vạc, Hà Giang. Tấm hình đã đăng trên phiên bản tiếng Pháp của tạp chí GEO, một tạp chí về thiên nhiên và địa lý nổi tiếng ở Pháp và Đức, hồi tháng 5/2014. Ảnh: CEO.fr


Những em bé dân tộc tại Lũng Cú, Đồng Văn. "Tôi rất thích khám phá cuộc sống ở miền bắc vì người dân nơi đây vẫn mặc trang phục dân tộc. Trong năm tới, tôi sẽ dành thời gian khám phá miền nam Việt Nam, dù có thể người dân không mặc những bộ đồ truyền thống, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra nhiều điều thú vị", Réhahn chia sẻ với Zing.vn. Ảnh:CEO.fr


Những ngón tay màu tím vì thuốc nhuộm của một cụ bà người H'mông. Theo Réhahn, "cuộc sống của người già ở châu Âu không nhiều niềm vui như các cụ ở Việt Nam. Họ vẫn hạnh phúc, nhưng không khỏe mạnh và không cười rạng rỡ như những cụ ông, cụ bà ở Việt Nam. Tôi có một cảm xúc rất đặc biệt khi nhìn các cụ già Việt Nam cười, họ như vẫn còn nét trẻ thơ trong suy nghĩ. Điều này rất đặc biệt". Ảnh: CEO.fr


Một cụ bà 73 tuổi người H'mông hút thuốc lào ở Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh:GEO.fr


Hai ông cụ, vốn là hai anh em, sống tại Tam Cốc, Ninh Bình, chải râu cho nhau. Người em tên Chu Van Thim (76 tuổi) và người anh tên Chu Van Nhan (83 tuổi). Ảnh: LA Times


Một phụ nữ H'mông làm việc trong mùa thu hoạch lúa ở Mù Cang Chải. Ảnh: GEO.fr


Nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle bên gia đình ông bà Lê Văn Sẻ (91 tuổi) và bà Nguyễn Thị Lợi (83 tuổi, ngoài cùng bên phải) tại gallery tranh của Réhahn. Hai cụ sống đã gắn bó với nhau từ khi mới hơn 20 tuổi, sống chung 63 năm ở làng Trà Quế, cách Hội An 3 km. Ảnh: NVCC







Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Tìm mộ nhà văn liệt sỹ Nam Cao


Chân dung Nam Cao, di vật duy nhất để các nhà ngoại cảm tìm mộ
Đã gần nửa thế kỷ kể từ ngày nhà văn liệt sỹ Nam Cao hy sinh tại Hoàng Đan - Ninh Bình, mộ của ông ở đâu vẫn là một câu hỏi nặng trĩu với những người thân trong gia đình và biết bao bạn đọc yêu mến tác giả của “Chí Phèo”, “Đời Thừa”, “Lão Hạc”…
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” được Hiệp hội Câu lạc bộ Unesco Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân…

Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình “Tìm lại Nam Cao”.
Ban đầu chương trình đã gặp bế tắc khi đối diện với câu hỏi: mộ Nam Cao nằm ở đâu? Người ta chỉ biết Nam Cao hy sinh tháng 11-1951 tại Hoàng Đan - Ninh Bình, thi hài nhà văn đã có tới 3 lần chuyển dời địa điểm.
Khi hy sinh, ông được nhân dân đưa về an táng tại một điểm gần nhà thờ Miếu Giáp, sau hoà bình được chuyển tới một nghĩa trang khác. Sau đó, mộ ông được chuyển tới nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình và bị thất lạc. Hài cốt các liệt sỹ được đưa tới nghĩa trang đều gắn kèm theo giấy ghi tên tuổi, song gặp mưa, nhiều tờ bị bong rơi, thất lạc. Hài cốt của Nam Cao nằm trong số đó. Thi hài của ông nằm ở đâu trong số hơn 800 mộ liệt sỹ chưa rõ tên tuổi kia?
Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc UIA đã tập hợp 7 nhà ngoại cảm được mang ký hiệu từ NC 01 đến NC 07. Tư liệu duy nhất cung cấp cho mỗi một nhà ngoại cảm là tấm ảnh nhà văn Nam Cao. Họ làm việc độc lập bằng khả năng riêng của mình. Các kết quả được niêm phong, sau đó tổng hợp để phân loại.
Đây là phương pháp huyền thông giao thoa, những thông tin có chỉ số trùng lặp cao được gọi là thông tin có chỉ số huyền thông giao thoa. Sau hơn 1 tuần làm việc, UIA đã tổng hợp và phân loại thông tin. Thông tin mờ nhạt dùng làm nền, bổ sung cho thông tin rõ nét. Và khi 7 chiếc phong bì được bóc ra, “mật mã” được giải thì chương trình “Tìm lại Nam Cao” mới khai thông bế tắc.
Bí mật trong 7 chiếc phong bì niêm phong
Nhà ngoại cảm ký hiệu NC 01 viết: “ Hiện tại mộ phần của liệt sỹ Nam Cao được quy tụ về nghĩa trang liệt sỹ của địa phương, nơi ông đã hy sinh. Nơi ông nằm là một cánh đồng ven đường trục liên huyện, đi qua một cái cầu xi măng nhỏ…
Ông nằm trong số các liệt sỹ vô danh âm thầm, không một dòng địa chỉ. Phần mộ của ông vẫn vô danh, không có thay đổi gì sau 45 năm. Số mộ của ông trùng lặp với số tuổi đời của ông khi ông hy sinh, chỉ khác là số mộ có thêm số 0 ở giữa. Tiếc rằng trong mộ đó có thêm vài cái xương của người bạn xấu số của ông nhưng chỉ là vài cái rất nhỏ, không đáng kể.
Và thông tin trong phong bì của nhà ngoại cảm có ký hiệu NC 02: “Mộ của nhà văn Nam Cao đã được vào nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Khi đi vào nghĩa trang của ông phải qua cây cầu nhỏ… Ông hy sinh khi ông định vượt sông, ông bị phục kích và ông bị thương vào vùng ngực là chủ yếu. Ông bị mất nhiều máu mà hy sinh chứ không phải hy sinh ngay.
Trong mộ của Nam Cao còn bị lẫn xương của một người khác. Còn ngôi mộ ở hàng số 2 ngôi thứ 8 là mộ của anh Thao, người chỉ huy nhóm ông. Hàng thứ 4 ngôi số 7 là của liệt sĩ quê ở Thanh Hóa không còn thân nhân nữa”.
Trong đáp án của nhà ngoại cảm NC 03 có thông tin: “tìm 1 được 3”. Khi được hỏi cụ thể, nhà ngoại cảm này đã giải thích: cùng hy sinh với nhà văn Nam Cao có liệt sỹ Nguyễn Văn Thao quê ở Thái Bình và liệt sỹ Nguyễn Văn Yêng quê ở Hà Nam.
Một số thông tin của các nhà ngoại cảm khác chỉ ra được tình trạng mộ chứ không chỉ rõ ngôi mộ nào. Như vậy thông tin rõ nhất là thông tin có chỉ số huyền thông cao nhất rơi vào ngôi mộ số 306.
Khi đã có thông tin, ban tổ chức chương trình “Tìm lại Nam Cao”, tiến hành chọn ngày về nghĩa trang Gia Viễn - Ninh Bình. Ngày 25-11-1996, ban tổ chức về tới Ninh Bình, gặp gỡ lãnh đạo UBND và các ban ngành liên quan, cùng người thân trong gia đình nhà văn Nam Cao.
Trước đó, chương trình “Tìm lại Nam Cao” đã đề nghị Tỉnh ủy Thái Bình tìm hiểu và xác nhận ở Thái Bình có liệt sỹ nào tên là Nguyễn Văn Thao cùng hy sinh với nhà văn Nam Cao như lời của một số nhà ngoại cảm hay không. Tỉnh ủy Thái Bình đã xác nhận thông tin đó là có thật. Và đặc biệt hơn, liệt sỹ Nguyễn Văn Thao có vợ là Nghị và con gái là Thảo, đúng như sự mách bảo của nhà văn Nam Cao với các nhà ngoại cảm.
Cuộc khai quật mộ nhà văn liệt sỹ Nam Cao đã được tiến hành với biết bao ngỡ ngàng, xúc động…
Sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã trở về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu - Lý Nhân - Hà Nam), trong “khu vườn hiện thực”, trong thế giới giàn trầu, vườn chuối mà ông đã sáng tạo ra và trở nên bất tử.


Theo Tienphong tìm lại Nam Cao Bài 1

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Khoa học hay tâm linh


Trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm thức về tính nhân bản như một đối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bản lại giúp nhân loại vượt qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiên tai khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức mạnh Siêu nhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các trường hợp tâm linh chúng ta thường nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức tin.

Có một câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản chất của khoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai chàng trai, một chàng là thư sinh nhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể du xuân.

Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước. Chàng thư sinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếch ông bố vợ lại hỏi vì sao ếch biết kêu. Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàng nông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ ra làm đôi ở trên bờ hồ, ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả lời đơn giản là trời sinh ra thế.


Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biết thì chàng nông dân bèn quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trống có họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái của mẹ cậu” có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn bị nứt?”.

Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có khoa học.