Ngoại
trừ những người phải làm chuyện sai trái do bắt buộc, còn lại đa số chúng ta
làm điều đó vì sĩ diện. Nếu để ý ta sẽ thấy, sự sĩ diện chi phối rất nhiều hoạt
động hàng ngày của mỗi chúng ta.
Người
Mỹ có câu “Một trong những điều quan trọng là việc người khác nhìn mình như thế
nào”. Họ đã tổng kết ra rằng, rất nhiều các suy nghĩ và hành động hàng ngày của
mỗi chúng ta là để thỏa mãn tính sĩ diện.
Ai cũng
muốn mình đẹp hơn trong mắt người khác. Điều này không có gì sai trái cả. Nhưng
nếu muốn đẹp quá giá trị của mình, đẹp hơn những gì mình có, là đã mắc vào bệnh
sĩ diện. Người mắc phải bệnh này sẽ không bao giờ được yên.
Đẹp hơn
trong mắt người khác là một nhu cầu chính đáng. Nhu cầu này thôi thúc chúng ta
hành động, phấn đấu… Nhưng mắc vào bệnh sĩ diện thì lại rất tai hại. Hại cho
bản thân, hại cho gia đình, và xã hội.
Người
sĩ diện không bằng lòng với những gì mình có. Luôn tìm đủ mọi cách để nâng cao
giá trị bản thân. Người ta nói dối vì sĩ diện, làm những điều sai trái vì sĩ
diện, tiêu xài hoang phí vì sĩ diện.
Nói dối
để nâng cao giá trị bản thân. Mua chiếc xe mới, dù xe cũ đang còn tốt. Xây nhà
mới, đập nhà cũ còn tốt… Là những biểu hiện của người mắc bệnh sĩ.
Người
ta làm điều sai trái để thăng tiến hay trục lợi, lãng phí để lấy danh tiếng là
vì muốn mình là người quan trọng, muốn đẹp trong mắt người khác, chứng tỏ là
mình chịu chơi, đẳng cấp… Sĩ diện ở cấp độ này tai hại hơn nhiều, nhất là đối
với những cán bộ lãnh đạo.
Vậy ta
có thể thấy, sĩ diện là một bệnh của xã hội. Khi mắc phải bệnh này người ta nói
dối, làm việc sai trái và lãng phí vì đã rơi vào một cuộc đua không có hồi kết.
Trong cuộc đua đó, không bao giờ họ được yên ổn.
Những
người không mắc, hay “chữa” được bệnh sĩ diện hài lòng với bản thân, chấp nhận
hoàn cảnh của mình, không sa vào những cuộc đua “hơn thua” phù phiếm. Cuộc sống
của những người này luôn bình yên, thanh thản.
Nguyên nhân sâu xa của sự sĩ diện là bản chất xã hội thiếu sự
minh bạch thông tin. Những quy chuẩn của phát triển mập mờ, tạo cho con người
dễ đội lốt dưới mọi hình thức trong ứng xử với cộng đồng.
Và điều
quan trọng cuối cùng là, từ cổ chí kim, tất cả những giá trị tốt đẹp của loài
người đều được tạo ra từ những người thành thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét