Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Fidel Castro đã qua đời ở tuổi 90


Fidel Castro đã được ngưỡng mộ bởi nhiều người cánh tả trên thế giới, họ đã thấy ông là một người có tầm nhìn xa đứng lên để chống sự thống trị của Mỹ ở Mỹ Latinh, và mang lại sự chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người nghèo. Và lấy cảm hứng từ phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Fidel Castro không bao giờ cho phép để bức tượng của ông được dựng lên hoặc đường phố được đặt theo tên ông. Ông nói rằng ông không muốn có một sự tôn sùng cá nhân.
Fidel Castro, Người đã qua đời ở tuổi 90, rất thông minh và liều lĩnh, lôi cuốn và cố chấp.
Trong một thông báo do Nhà Trắng phát đi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chia buồn tới gia đình lãnh tụ Fidel Castro và người dân Cuba.
“Hôm nay, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình ông Fidel Castro. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi xin được gửi tới nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ gác lại quá khứ và hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba luôn có một người bạn và đối tác là Mỹ”.


Một khoảnh khắc của bà Hillary sau ngày bầu cử Tổng thống


Bà Hillary có một bài phát biểu tại khách sạn Hilton ở Manhattan, New York vào buổi sáng sau ngày bầu cử. Và người bạn đời Bill Clinton vẫn đứng sát bên cạnh bà.
Một khoảnh khắc dù chỉ thoáng qua nhưng để lại "dư chấn" mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ.
Một khoảnh khắc tuyệt đẹp của tình yêu.
Trong khi bà Hillary đang phát biểu, chồng bà, ông Bill Clinton đã rưng rưng nói: "Đó là cô gái của tôi."
Dù chỉ chưa đến 1 giây ngắn ngủi, nhưng câu nói chất chứa đầy tình cảm của ông đã vô tình lọt vào ống kính máy quay.


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 2016


Thầy cô gieo nụ ươm chồi
Cho con đôi cánh cuộc đời bay xa.

Ngày Nhà giáo Việt Nam họp mặt thầy trò, ở đâu cũng vang lên tiếng hát, tiếng cười, chúc thầy cô. Các em múa hát vui vẻ quá.

Sáng 18/11/2016 Trường tiểu học Lê văn Việt Q9 TP HCM làm Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11















Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Bệnh nghiện game



Chúng ta có thể gọi thế hệ ngày nay là thế hệ của những người dán mắt vào màn hình hay thế hệ của các screenagers bị dính chặt vào thế giới ảo. Điều ngạc nhiên hơn cả là thế giới ấy sản sinh những con bệnh có những cung cách sống khác biệt, tách khỏi xã hội bình thường, lui vào một góc tối, vui vẻ, hạnh phúc ngồi bên máy điện toán, hết ngày này qua ngày khác và có thể như thế suốt một đời. Đó là những bệnh nhân nghiện game online.

Khi những nhà khảo cứu về game tại đại học The Charite University Medicin Berlin ở Đức báo cáo rằng: những người nghiện game có chung một triệu chứng như người nghiện ma túy. Một trong những triệu chứng đó là "nhớ thuốc". Một kẻ nghiện thường bị lôi cuốn vào việc dùng quá liều khi họ tiếp xúc với những môi trường có động cơ thúc đẩy việc hút sách. Giả dụ như họ vào một nơi chốn quen thuộc mà họ hay hút ở đó.

Người nghiện game khi nhìn thấy trên màn hình những hình ảnh của trò chơi họ ưa thích, họ phản ứng như người nghiện ma túy là "nhớ thuốc" từ những động cơ lôi kéo của game. Họ cảm thấy ước vọng chơi game cào cấu và muốn ngồi xuống chơi ngay lập tức. Họ còn muốn chơi, chơi nữa bất cứ khi nào có thể chơi. Giống như người nghiện ma túy rất khó bỏ, có người bỏ một thời gian xong chơi trở lại.

Cuộc nghiên cứu của bác sĩ Han năm 2009 tìm ra được những người có ít lượng dopamine trong óc có rủi ro mắc nghiện cao hơn. Họ dễ bị nghiện rượu, cờ bạc, ma tuý hay các loại game. Vì họ thiếu cái chất ấy nên tự trong óc có một sự thúc đẩy họ đi tìm cách để lấp đầy sự an vui thoải mái. Kết quả là đi tới nghiện nghập.

Nói tóm lại, theo các khảo cứu, nghiện các trò chơi ảo được kết luận như nghiện rượu, thuốc lá, cờ bạc và ma túy.

Nếu các bạn là người đang trên đà mê game hay đã nghiện game, bạn nghĩ sao về thời gian bạn dành cho game thay vì cho học hành, công việc, cho bạn bè, con cái và người phối ngẫu của mình? Các bạn có gia đình, có thấy hôn nhân của bạn đang trên đường đổ vỡ nếu bạn còn tiếp tục nghiện game? Bạn hãy hành động đi nếu bạn còn ý chí và chế ngự được chính mình.



Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tính sĩ diện


Ngoại trừ những người phải làm chuyện sai trái do bắt buộc, còn lại đa số chúng ta làm điều đó vì sĩ diện. Nếu để ý ta sẽ thấy, sự sĩ diện chi phối rất nhiều hoạt động hàng ngày của mỗi chúng ta.
Người Mỹ có câu “Một trong những điều quan trọng là việc người khác nhìn mình như thế nào”. Họ đã tổng kết ra rằng, rất nhiều các suy nghĩ và hành động hàng ngày của mỗi chúng ta là để thỏa mãn tính sĩ diện.
Ai cũng muốn mình đẹp hơn trong mắt người khác. Điều này không có gì sai trái cả. Nhưng nếu muốn đẹp quá giá trị của mình, đẹp hơn những gì mình có, là đã mắc vào bệnh sĩ diện. Người mắc phải bệnh này sẽ không bao giờ được yên.
Đẹp hơn trong mắt người khác là một nhu cầu chính đáng. Nhu cầu này thôi thúc chúng ta hành động, phấn đấu… Nhưng mắc vào bệnh sĩ diện thì lại rất tai hại. Hại cho bản thân, hại cho gia đình, và xã hội.
Người sĩ diện không bằng lòng với những gì mình có. Luôn tìm đủ mọi cách để nâng cao giá trị bản thân. Người ta nói dối vì sĩ diện, làm những điều sai trái vì sĩ diện, tiêu xài hoang phí vì sĩ diện.
Nói dối để nâng cao giá trị bản thân. Mua chiếc xe mới, dù xe cũ đang còn tốt. Xây nhà mới, đập nhà cũ còn tốt… Là những biểu hiện của người mắc bệnh sĩ.
Người ta làm điều sai trái để thăng tiến hay trục lợi, lãng phí để lấy danh tiếng là vì muốn mình là người quan trọng, muốn đẹp trong mắt người khác, chứng tỏ là mình chịu chơi, đẳng cấp… Sĩ diện ở cấp độ này tai hại hơn nhiều, nhất là đối với những cán bộ lãnh đạo.
Vậy ta có thể thấy, sĩ diện là một bệnh của xã hội. Khi mắc phải bệnh này người ta nói dối, làm việc sai trái và lãng phí vì đã rơi vào một cuộc đua không có hồi kết. Trong cuộc đua đó, không bao giờ họ được yên ổn.
Những người không mắc, hay “chữa” được bệnh sĩ diện hài lòng với bản thân, chấp nhận hoàn cảnh của mình, không sa vào những cuộc đua “hơn thua” phù phiếm. Cuộc sống của những người này luôn bình yên, thanh thản.
Nguyên nhân sâu xa của sự sĩ diện là bản chất xã hội thiếu sự minh bạch thông tin. Những quy chuẩn của phát triển mập mờ, tạo cho con người dễ đội lốt dưới mọi hình thức trong ứng xử với cộng đồng.
Và điều quan trọng cuối cùng là, từ cổ chí kim, tất cả những giá trị tốt đẹp của loài người đều được tạo ra từ những người thành thật.


Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Triết lý sống của Mahatma Gandhi


Triết lý sống của Mahatma Gandhi

Tinh thần phản kháng bất bạo động của Gandhi không chỉ dẫn dắt Ấn Độ đi tới độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của Anh mà còn truyền cảm hứng cho những phong trào đòi quyền công dân và tự do trên khắp thế giới.

Khi Gandhi qua đời, gia tài vật chất của ông không có gì; nhưng hình ảnh cụ già ở chung với giới nghèo khổ, che mảnh vải thô kiểu ‘hạ nhân’, cầm cây gậy đuổi thực dân Anh luôn luôn in rõ trong óc người dân Ấn.

Gia tài tinh thần của ông với tư tưởng bất bạo động trở thành một tư tưởng quý báu trong kho tàng văn hóa của nhân loại.

Những triết lý sống bất hủ của Mahatma Gandhi
1. Quy luật của cuộc sống là không ngừng vận động và phát triển. Nếu cứ luôn đi theo những giáo lý sáo rỗng chỉ để chứng tỏ bản thân kiên định thì bạn sẽ chỉ chuốc lấy thất bại.
2. Quyền lực có hai dạng. Một sinh ra từ nỗi sợ hãi bị trừng phạt và một sinh ra từ những hành động yêu thương. Quyền lực dựa trên tình yêu hàng nghìn lần hiệu quả và lâu dài hơn quyền lực dựa trên sự sợ hãi.
3. Sự vĩ đại của con người không nằm ở khả năng tái tạo thế giới mà ở khả năng tái tạo chính bản thân mình.
4. Niềm tin... phải được gia cố bằng lý lẽ... khi niềm tin mù quáng, nó sẽ chết đi.
5. Sự trả thù chỉ khiến thế giới trở nên tăm tối.
6. Con người chỉ là sản phẩm của cách mình suy nghĩ. Anh nghĩ gì, anh sẽ trở thành cái đó.
7. Tương lai phụ thuộc vào điều chúng ta làm trong hiện tại.
8. Hãy sống như ngày mai anh chết. Hãy học như anh sẽ sống mãi mãi.
9. Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hy sinh mình vì lợi ích của người khác.
10. Vinh quang nằm trong nỗ lực, không phải kết quả, nỗ lực hết mình là thắng lợi hoàn toàn.
------------
Mahatma Gandhi (1869 – 1948) được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và là những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ. 
Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động.