Các em làm bài tập đúng giờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, phòng
ngủ sắp xếp gọn gàng. Các em thường hơi dè dặt, muốn giúp đỡ bố mẹ, việc gì
cũng đuọc các em thực hiện đâu vào đó.
Vì các em không thể hiện nhiều vấn đề trực tiếp nên ta hay cho rằng mọi thứ đều
ổn với những đứa trẻ ngoan. Các em không nhận được sự quan tâm "đặc
biệt" như bọn trẻ quậy phá hay "vẽ bậy" trên tường nhà. Người ta
nghĩ rằng trẻ ngoan thì ổn, vì trẻ làm mọi thứ mà người khác kì vọng ở chúng. Và tất nhiên, đó chính là “vấn đề”.
Những nỗi đau khổ thầm kín và khó đoán trong tương lai của một đứa
trẻ ngoan bắt nguồn từ nhu cầu bên trong của chúng đối với việc tuân thủ quy
tắc quá mức. Đứa trẻ ngoan không ổn vì xu hướng trớ trêu này khiến chúng không
thể trở thành bất cứ ai khác. Chúng ngoan ngoãn vì không còn lựa chọn nào khác.
Sự ngoan ngoãn này là bắt buộc thay vì một lựa chọn.
Trẻ ngoan trở thành một người nắm giữ quá nhiều bí mật và giao tiếp
cực kỳ kém về những chuyện không được ưa thích nhưng quan trọng. Chúng hay nói
lời ngọt ngào, giỏi thoả mãn kỳ vọng của người khác nhưng lại chôn giấu suy
nghĩ và cảm xúc thật sự của mình. Và rồi gây ra các triệu chứng thần kinh, sự
cắn rứt, sự bùng nổ bất chợt, và sự cay đắng.
Căn bệnh của những đứa trẻ ngoan là chúng chưa từng trải nghiệm
tình huống người khác chịu đựng được sự hư hỏng của chúng. Chúng bỏ lỡ một đặc
quyền quan trọng dành cho những đứa trẻ khỏe mạnh, đó là được thể hiện sự ghen
tỵ, tham lam, ích kỷ, và vẫn được yêu thương.
Ở công sở, người tốt cũng có những vấn đề. Khi còn nhỏ, họ tuân thủ
các quy tắc, chưa từng gây rắc rối và cẩn thận không làm phiền tới ai. Nhưng
việc tuân thủ quy tắc sẽ không đưa bạn đi xa trong thế giới người lớn. Gần như
mọi việc thú vị, đáng để làm hoặc quan trọng đều phải đối mặt với sự phản đối
nhất định.
Một ý tưởng tuyệt vời sẽ luôn làm một số người khó chịu, nhưng nó
rất xứng đáng để theo đuổi. Trẻ ngoan bị gắn với một sự nghiệp tầm thường và
thói quen làm hài lòng người khác.
Một người trưởng thành thực sự sẽ có một mối quan hệ thẳng thắn và
không lo sợ có những mặt tối, sự phức tạp và tham vọng. Trưởng thành liên quan
đến việc hiểu rằng không phải điều gì khiến ta vui cũng làm người khác vui, hay
ta sẽ được xã hội xem là "tốt", mà là ta vẫn nên khám phá và trân
trọng điều ta thích dù thế nào đi nữa.
Khao khát làm người tốt là một trong những khao khát đáng yêu nhất
trên đời, nhưng để có một cuộc sống thật sự tốt, đôi khi ta cũng cần dũng cảm
"nổi loạn" một cách tích cực.
Ảnh : Vượn biến thành người, trò lừa bịp của thuyết Tiến hóa
Lời tiên báo của
Soren Lovtrup sẽ trở thành sự thât: “một ngày nào đó, học thuyết Darwin sẽ được
xếp hạng như trò lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học”.
Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được
công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những
kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay
một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi
khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.
Năm 1953, James
Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu
trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được
gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN). Mở
đầu cho khoa sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần.
>> Những nhà
khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?
Giáo sư Behe viết:
“Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản.
Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động
sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay
truyền hình hoặc máy móc xe cộ.
Khoa học đã đạt được
những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế
nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm
tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.
Tiến sĩ Meyer coi
những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét:
“Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện
thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc
cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối
với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.
Chiến
tích của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á là một kỳ tích. Nhưng hiệu ứng nó tạo
ra còn khủng khiếp hơn thế. Chiến công của U23 Việt nam sẽ trở thành niềm cảm hứng
cho cả dân tộc. Nó khiến cho cuộc sống bỗng dưng trở nên dễ thương lạ.
HLV
Park Hang-seo trong chiến công lừng lẫy này là điều không thể phủ nhận, nhưng
khoảng thời gian gần 100 ngày không thể đủ để kiến tạo nên một lứa cầu thủ xuất
sắc cả về tư duy chiến thuật lẫn bản lĩnh xuất sắc đến nhường ấy. Nhà cầm quân
người Hàn Quốc đã thổi bùng sự tự tin và trao cơ hội cho những cầu thủ
vốn đã có được nền tảng tốt từ thể chất và tinh thần lẫn bản lĩnh thi đấu rất
xuất sắc. Họ đã khiến cho cả châu lục ngả
mũ thán phục.
Phép màunào đã làm cho U
23 Việt Nam vượt qua mấy trận đấu như vậy? Liệu trong trận đấu chung kết lịch
sử này vớiUzbekistan phép màu có lặp
lại không? Có hay không thì U 23 Việt Nam cũng đã tạo nên một kỳ tích như mơ, hé
lộ nên sức mạnh Việt Nam.
Tình người, tình đồng loại chính là thứ tình cảm thiêng liêng,
cao quý. Nó có thể vượt qua mọi khoảng cách, mọi mặc cảm thân phận. Lòng bao
dung đó thậm chí có thể cứu vớt cả một sinh mệnh. Câu chuyện ý nghĩa sau đây sẽ
khiến bạn phải suy ngẫm.
Một ngày nọ,
tại một thành phố nhỏ ở phía Tây nước Mỹ, một cậu bé khoảng 10 tuổi cầm trong
tay đồng 1 đô la đi đến từng cửa hàng ở ven đường và hỏi rằng: “Xin hỏi, ở đây
có bán Thượng Đế không ạ?”. Các chủ cửa hàng hoặc nói không có, hoặc cho là cậu
bé phá phách bèn đuổi đi ngay.
Khi trời sắp
tối, cậu bévẫn lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Không ngờ, đến
cửa hàng thứ 29 thì cậu cũng được người chủ tiếp đón nhiệt tình.
Ông chủ là
một bác khoảng 60 tuổi, tóc đã bạc trắng, nét mặt rất ôn hòa, ông mỉm cười hỏi
cậu bé: “Cháu bé này, cháu hãy cho ta biết, cháu muốn mua Thượng Đế để làm
gì?”.
Có người trả
lời mình nên cậu bé cảm động rơi nước mắt, cậu nói với ông chủ rằng cha mẹ của
cậu qua đời từ sớm, bây giờ chú đang nuôi cậu. Người chú làm việc ở công trường
xây dựng, vài ngày trước bị ngã từ giàn giáo, đến nay hôn mê chưa tỉnh lại. Bác
sĩ nói, chỉ có Thượng Đế mới có thể giúp được ông ấy. Cậu bé nghĩ rằng nhất
định Thượng Đế là một thứ gì đó vô cùng kỳ diệu.
“Cháu phải mua Thượng Đế về cho chú của cháu ăn thì vết thương sẽ khỏi”.
Nghe xong
những lời cậu bé nói, mắt ông chủ cũng rơm rớm nước, ông hỏi: “Cháu có bao
nhiêu tiền?”
“1 đô la ạ!”
“Cháu bé, thật may giá của Thượng Đế cũng vừa vặn 1 đô la”.
Ông chủ nhận lấy đồng xu trong tay cậu bé, lấy một chai nước có dòng chữ “Nụ
hôn của Thượng Đế” trên kệ xuống và nói: “Cháu bé, cháu cầm lấy đi này, chú của
cháu uống xong bình ‘Thượng Đế’ này thì sẽ khỏe lại thôi”.
Cậu bé vô
cùng sung sướng hạnh phúc ôm chặt lấy chai nước trong lòng, vui mừng chạy đến
bệnh viện. Khi vào đến phòng bệnh, cậu bé reo lên: “Chú ơi, cháu đã mua Thượng
Đế về rồi, chú mau khỏe lại chú nhé!”.
Ngày hôm
sau, một nhóm các chuyên gia y học hàng đầu trên thế giới đã bay đến thành phố
nhỏ này, đến bệnh viện nơi chú của cậu bé đang nằm và tiến hành hội chẩn. Không
bao lâu sau, chú của cậu bé đã được cứu.
Khi chú của
cậu bé xuất viện, nhìn thấy hóa đơn tiền viện phí thì suýt chút nữa ngất đi.
Thế nhưng, một tin tức từ phương xa đã hóa giải lo lắng của anh, được biết một
người có tên là Bondi đã giúp anh trả hết tiền viện phí, nhóm bác sĩ cũng là do
ông Bondi gửi đến.
Sau này,
người chú mới biết được ông Bondi là một tỷ phú, cửa hàng tạp hóa mà cậu bé đến
mua “Thượng Đế” thuộc sở hữu của ông ấy, khi rảnh rỗi ông thường đến đó để giết
thời gian.
Chú của cậu
bé vô cùng xúc động, anh tập tức cùng cậu bé đến cảm ơn.
Nhân viên cửa hàng nói
với hai chú cháu rằng ông chủ đã đi du lịch rồi, bảo họ không cần bận lòng và
trao cho người chú lá thư do chính ông Bondi viết.
Trong thư
viết rằng: “Chàng trai, cậu không cần phải cảm ơn tôi, cháu của cậu đã trả hết
mọi thứ rồi. Điều tôi muốn nói đó là cậu có được cháu bé quả thật là quá may
mắn đấy. Để cứu cậu, cháu bé đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để mua Thượng Đế…. Hãy
cảm ơn Thượng Đế, chính Người đã cứu cậu. Nhưng nhất định cậu phải luôn ghi nhớ
rằng Thượng Đế thật sự chính là tình yêu thương của con người!”.
Câu chuyện
chưa kết thúc ở đây. Sau này, khi lớn lên, cậu bé thi vào trường y. Để cảm ơn
tỷ phú Bondi từng cứu chú mình cũng như để giúp nhiều người bị thương khác, cậu
bé đã phát minh ra băng dán cá nhân và đặt tên là Bondi.
Người xưa
nói “Thiện ý một câu ấm ba đông“. Tình yêu thương đã gắn kết những tâm hồn vốn
xa lạ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đời người chẳng phải lúc nào
cũng đủ đầy, sướng vui. Trong những ngày bão tố, những hố sâu tuyệt vọng, chỉ
một câu nói, một hành động yêu thương cũng như ngọn lửa thắp lên giữa đêm đông.
Khi lòng tốt được nhân rộng, gieo trồng như thế, khắp thế gian này sẽ chỉ còn
là tình yêu. Điều đó chẳng phải quá tuyệt vời ư?
Trần Văn An, Ngoài khả năng thiên phú về hội
họa, cậu bé 12 tuổi với khả năng ngoại cảm rất đáng chú ý. An sinh năm 1999,
thôn Đình, Yên Bình, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, nhiều người lớn tuổi còn gọi là
“cậu An”
Chúng tôi
tìm đường về nhà “cậu An” trong một buổi chiều muộn. Đi qua nhà ông nội của
“cậu”, trước mắt chúng tôi là chiếc miếu thờ đơn giản, xây dựng từ lâu. Hàng
chục chiếc xe máy đang dựng sẵn ngoài sân. Nhìn qua, tôi thấy đã có khoảng 30
- 40 người đứng ngoài hiên lẫn ngồi trong ngôi nhà mái bằng khang trang, rộng
rãi của gia đình đang chờ gặp“cậu”.
Để được
“cậu” xem bói cho, nhiều người đã phải gọi điện đặt lịch từ nhiều ngày, có khi
từ mấy tháng trước đó. Tiếp đến là phải ghi họ tên, quê quán, năm sinh vào một
mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay. Nhìn qua danh sách đến đăng kí cũng phải tới vài
trăm người.
Sự chầu
chực, van nài của những người lớn đã khiến từ đầu hè, cậu bé mới
chỉ 14 tuổi, bữa cơm chỉ ăn được một bát với cà pháo và canh mùng
tơi ấy đã phải “trốn” lên Hà Nội hơn 1 tháng để được yên thân. Trần Văn
An bắt đầu được đồn đại về những khả năng đặc biệt của mình từ năm 12 tuổi (học
lớp 6).
Gia đình em Trần Văn An
Theo lời kể
của ông nội An, hè tháng 5, trong buổi giỗ ông ngoại An, cả nhà đang chuẩn bị
tất bật thì cậu bé leo lên bàn thờ, sắp xếp lại mọi thứ. An còn nói rằng chính
ông ngoại bảo làm thế, ông đang đứng xa xa ngoài cổng kia. Ai cũng nửa tin nửa
ngờ, chỉ riêng bà ngoại của An là tin cháu.
Tới hôm ra
mộ ông ngoại, An cũng nói cứ ở đó nói chuyện với ông. Ngày nhỏ, ông là người An
gắn bó nhất, ông dạy An vẽ tranh, xem tử vi. Ông ngoại mất đi, hễ cứ có việc gì
khó khăn là An lại viết tên ông ngoại và cầu xin.
Cô Phạm Thị
Nguyệt - mẹ của An kể lại trong niềm tự hào về cậu con trai của mình:
Tới Tết năm ấy, bố mẹ An đón cậu từ nhà ngoại về thì An nói vanh vách những gì
bố mẹ trải qua ở Hà Nội, về công việc làm ăn và chuyện đời sống, về những gì
sắp xảy ra.
Kinh ngạc
hơn, trong một lần bà ngoại bị mất bò, An chỉ ở nhà và phán hai con bò đang bị
cột ở đống rơm của kẻ ăn trộm. Theo gợi ý của An về địa điểm, mọi người mở cổng
ra thì thấy liền. Rồi ở ngoài Bắc mà An nói đúng cho một gia đình ở trong Nam
có chú chó mất tích khi nào về. Quả đúng như thế, họ còn gửi đồ chơi ra cho An
để hậu tạ.
Tuổi thơ thiệt thòi
An sinh ra trong gia đình có 2 người con. Dưới cậu còn có một cô em gái nhỏ. Từ
khi sinh ra, sức khỏe An đã yếu, bố mẹ phải đưa đi viện liên miên. Mà theo lời
của mẹ An thì tiền đi viện chất cao hơn người. Thương con nên bố mẹ An phải đi
làm ăn xa tận làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội để lo cơm áo và viện phí cho con.
Vì thế, từ
bé, An và cô em gái được gửi gắm cho bên ngoại ở xã Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc. Chủ yếu An sống lủi thủi một mình, hoặc có tiếp xúc thì chỉ với những
người lớn tuổi. Phải chăng vì thế mà ánh mắt và phong thái của cậu không giống
một đứa trẻ 14 tuổi? Và cũng vì thế mà An sống trầm tính, kiệm lời, nghiêm
khắc, nói một là một, hai là hai?
Hồi nhỏ do
không có bạn chơi cùng nên chỗ chơi duy nhất và thích nhất của An là ở đền
chùa. Cậu thường ra đó lắng nghe những âm thanh kì lạ xung quanh. Năm 11 - 12
tuổi, An có những suy nghĩ về tâm linh, để ý đến khuôn mặt, ánh mắt và thái độ
của người khác. Từ đó, cứ thấy người lạ là cậu lại buông vài lời phán xét.
“Cậu vẽ chữ
Nho đẹp lắm”, ánh mắt sáng trên gương mặt nhăn nheo nói lên niềm tự hào
không kể xiết của ông nội An về đứa cháu của mình. Ông cho biết “cậu An”
không học qua lớp chữ Nho nào mà học chủ yếu là học từ ông ngoại. Trong góc học
tập của cậu, tranh chữ Nho treo đầy tường. Mỗi người đến xem bói ở đây đều được
cậu tặng một bức để lấy làm lộc.
Cũng lời của
ông nội An, dạo trước có một anh sinh viên ở Hà Nội về gặp “cậu”. Anh này học
tiếng Trung, bán tín bán nghi về khả năng viết chữ Nho của “cậu”. Hàn huyên một
lúc lâu, anh chàng này xin luôn ở lại đây 3 ngày để được cùng “cậu An” đàm đạo
về chữ Nho.
Hiện An đang
nghỉ hè để chuyển từ lớp 8 sang lớp 9, trường THCS Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc. Trao đổi với cô giáo Trần Thị Bích Loan - hiệu trưởng trường
THCS Kim Xá, cô cho biết, năm học vừa qua, kết quả học tập của em
Trần Văn An chỉ đạt loại trung bình.
Khi hỏi
thêm về khả năng đặc biệt của An, cô khẳng định chưa có một cơ quan
chức năng nào giám định điều này và nhà trường cũng hoàn toàn không
biết khả năng đó của em. Mọi sinh hoạt trong nhà trường của em đều
diễn ra bình thường.
Ông Trần Văn
Khánh - chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Bình, huyện Vĩnh Tường bộc lộ rõ
quan điểm: “Xã không quan tâm đến những trường hợp của cháu An, chỉ có dân
thiên hạ đến đây xem xét chứ quanh khu vực này có ai đến đâu”.
Còn theo
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam bày tỏ quan điểm: Trung tâm đã
tiếp xúc sơ bộ với trường hợp của cháu Trần Văn An. Cháu An còn quá nhỏ, sức
khỏe lại yếu, quá nhiều người tụ tập đến nhà cháu để thỏa mãn mục đích
của mình nhất định sẽ ảnh hưởng đến cháu, nhất là sức khỏe về
thần kinh.
Nếu không
cẩn thận, cháu có thể bị ảnh hưởng nặng về tâm thần. Trung tâm cũng
khuyên gia đình không nên gọi cháu bằng “cậu” để thần thánh hóa cháu lên, vì
chính bản thân cháu cũng chỉ muốn xưng hô một cách bình thường với mọi
người. Quan trọng nhất với An bây giờ là chăm lo cho sức khỏe và học hành mà
thôi.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa.Không hề có sự nhằm lẫn,chỉ
có một đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của
cô, Jim ở thành phố NEW YORK.
James may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không
phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết
lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may
đã không mỉm cười với cô.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để
mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa.Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa,
một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng.
Mắt cô sáng lên.
Cho đến bây giờ, Jim chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là
chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha
anh ta và trước nữa là ông nội anh. Thứ còn lại là mái tóc của Della.
Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp,
không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc
lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng
lại trước bảng hiệu 'Madame Eloise'.Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng
có một chút vẻ 'Eloise' nào cả.
Della cất tiếng hỏi: 'bà mua tóc tôi không?'
'Tôi chuyên mua tóc mà', bà ta đáp và bảo: 'hãy bỏ nón ra cho
tôi xem tóc của cô đi'
Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi. Della nói. Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho
Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một
thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình
nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng
nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám
mươi bảy xu còn lại.
Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và
nghĩ thầm: 'mình có thể làm gì với nó đây?'. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng
chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của
cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. 'Chúa ơi, mình trông như một con
bé nữ sinh ấy!'. Cô tự nhủ : Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ
đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy, nhìn chằm
chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận
dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến
bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh
một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói 'giáng sinh
vui vẻ', em có một món quà rất hay cho anh này!”
Em đã cắt mất tóc rồi à? Jim hỏi
Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em
nữa ư? em vẫn là em mà! Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: em nói là em
đã bán tóc à?
Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được
chưa, Jim?
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì
đấy đặt lên bàn. Anh nói: anh yêu em Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở
cái này ra, em sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền
sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, những
chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông
thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt
tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. 'Tóc em sẽ
chóng dài ra thôi Jim', nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng mua tặng cho
Jim và chạy đi lấy.
Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải
thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên đưa nó cho em,
Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.
Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay
ra sau đầu mỉm cuời nói: Della hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng
yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta
có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu.
...đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ Jim
và Della trong đêm Noel.