Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bảng xếp hạng Pisa năm 2012



 



 Bảng xếp hạng Pisa năm 2009 xem tại đây:http://maixuanquy.blogspot.com/2012/12/chuong-trinh-anh-gia-hoc-sinh-quoc-te.html

PISA có tầm cỡ như thế nào, tổ chức ra sao?

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Hiệp hội Các nước phát triển (OECD) tổ chức 3 năm một lần, lần đầu tiên xuất hiện năm 1997.


Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Võ Nguyên Giáp tầm nhìn đi trước thời đại


........................
 Đại tướng chụp ảnh lưu niệm cùng người dân tại chùa An Xá, nơi sinh thành của người.

Võ Nguyên Giáp tầm nhìn đi trước thời đại

Tôi làm luận án tiến sĩ về hướng nghiệp năm 1973, bảo vệ xong ở Nga thì về nước ngay. Khi về nước, tôi đề xuất phải đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường, nhưng tại thời điểm đó, tôi chẳng được ai ủng hộ cả. Họ bảo, hướng nghiệp là cái gì? Ngay cả các GS giáo dục đầu ngành lúc đó cũng bảo “Nói hướng nghiệp khác gì kêu lên cháy, cháy, hết cháy thì thôi”. Tôi đã bị coi là người suy nghĩ không chín, đề xuất những vấn đề không cơ bản. Thậm chí có người còn chế “hướng nghiệp” thành “hướng nghiện”. Tôi đã không nhận được sự thông hiểu nào.


Nhưng rồi tôi rất hạnh phúc vì sau đó, khoảng năm 1977-1978, tôi với tư cách là Viện phó Viện Khoa học giáo dục, khi đưa vấn đề đó sang báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lúc đó Đại tướng là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật), Đại tướng tán thành ngay.

Đến đầu những năm 1980, Chính phủ ra quyết định đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường. Sau đó, phong trào hướng dẫn, dạy để học sinh có nghề ở trường phổ thông rất sôi nổi. Đó là kỷ niệm mà tôi nhớ suốt đời. Vì riêng việc Chính phủ ra quyết định đưa một vấn đề rất mới là hướng nghiệp vào nhà trường là đủ cho tôi cảm thấy sung sướng. Qua đó, cho thấy Đại tướng đã có cái nhìn chiến lược về giáo dục. Một lãnh đạo không có cái nhìn như vậy, họ sẽ không ủng hộ.

Nghị quyết cải cách giáo dục năm 1979 có dấu ấn sâu đậm của Đại tướng. Những vấn đề về giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục toàn diện được Đại tướng đề cập sâu sắc. Những lần họp về giáo dục, Đại tướng đều nhắc đi nhắc lại, kiên trì yêu cầu thực hiện. Đó là một phẩm chất không phải nhà lãnh đạo nào cũng có được. Trong đời hoạt động giáo dục của tôi, chưa có nhà lãnh đạo nào am hiểu về giáo dục như Đại tướng. Lợi thế của Đại tướng là giỏi ngoại ngữ, nên ông đọc được rất nhiều tài liệu về giáo dục thế giới. Và trên hết, bản thân ông là một nhà giáo, nên ông nhìn sự phát triển của giáo dục một cách toàn diện.

Sau này, Đại tướng chính là một trong những người sáng lập ra Hội Khuyến học Việt Nam và giữ cương vị Chủ tịch danh dự của hội suốt 17 năm qua kể từ ngày thành lập năm 1996. Mỗi lần đại hội khuyến học hay tổ chức tôn vinh dòng họ khuyến học, nếu mệt không dự được thì Đại tướng đều có thư gửi đại hội. Trên cơ sở bức thư dự thảo do tôi thay mặt Hội Khuyến học Việt Nam soạn, Đại tướng đều trực tiếp đọc và sửa. Qua đó tôi mới vỡ ra nhiều điều, dù bản thân tôi là một nhà chuyên môn về giáo dục. Đó là những quan điểm đã đúng thì phải hết sức kiên trì, không được lung lay. Ví như Đại tướng đã nói đến hướng nghiệp, xã hội học tập, học tập suốt đời thì Đại tướng không bao giờ buông vấn đề đó cả. Vấn đề đó được Đại tướng nhắc đi nhắc lại qua mấy lần đại hội khuyến học.

Có những vấn đề tôi đứng ở góc độ nhà chuyên môn nhưng không nhìn ra được. Chỉ đến tay Đại tướng, với tầm vóc một nhà chính trị, am hiểu sâu sắc giáo dục, Đại tướng đã chỉ ra cho chúng tôi nhiều điều. Ngay cả sau này, khi sức khỏe đã yếu, không thể trực tiếp sửa cho chúng tôi, Đại tướng vẫn yêu cầu thư ký đọc, sửa, rồi đích thân Đại tướng ký tên. Tôi đã từng xúc động khi nhìn những chữ ký có phần run run của Đại tướng. Đối với phong trào khuyến học của toàn dân, Đại tướng đã nỗ lực, đã quan tâm không mệt mỏi. Nếu Bác Hồ là tấm gương số 1 về suốt đời tự học thì Đại tướng là người học trò xuất sắc nhất của Bác về học tập suốt đời.
GS-TS PHẠM TẤT DONG



* GS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:
Khi Đại tướng làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách công tác khoa học và giáo dục, Đại tướng đã ra Quyết định 126 CP về hướng nghiệp và sử dụng học sinh khi ra trường. Đây là một quyết định rất có ý nghĩa cho đến bây giờ.   Những quan điểm đổi mới giáo dục của Đại tướng đến nay vẫn được đánh giá là đi trước thời đại.
Sau này, chương trình đào tạo này trong nhà trường có phần lơ là. Bây giờ, Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lại quay về vấn đề này. Chứng tỏ suy nghĩ của Đại tướng có tầm lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra phải sử dụng được.
PHAN THẢO ghi


 Theo .sggp



Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát


Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát


- Phóng viên GiadinhNet vừa có chuyến đi cùng các nhà khoa học về xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) trực tiếp nghe cô Phan Thị Chanh trị bệnh bằng phương cách kỳ lạ:

 Hát !




Mỗi tháng cô Chanh chỉ hát chữa bệnh 2 ngày vào mồng 1 và rằm. Bệnh gì cũng chỉ cần nghe cô hát, sau đó người bệnh bắt tay cô Chanh và mang 1 túi thuốc về uống là khỏi. Hiệu quả trị bệnh chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học nào, nhưng hàng chục năm cứu người, chưa có ai phản ánh bệnh không khỏi.

GiadinhNet sẽ gửi tới độc giả những thông tin mới về cách chữa bệnh kỳ lạ này, và ý kiến của cơ quan chức năng, các nhà khoa học.

Sau đây là chùm ảnh người dân chờ trị bệnh ở nhà cô Chanh.

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 1

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 2

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 3
Từ đầu làng, ô tô, xe máy đã đỗ kín. Người dân kìn kìn đổ về nhà cô Chanh.

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 4
Trong sân của ngôi nhà 3 tầng khang trang, người dân chủ động ngồi trật tự chờ tới giờ nghe cô Chanh ra hát.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 5
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 6
Rất nhiều trẻ em cũng được cha mẹ đưa tới đây chờ… nghe hát trị bệnh
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 7
Cô Chanh xuất hiện, bắt đầu màn giới thiệu những người mắc bệnh nan y đã chữa khỏi, hoặc đang được cô chữa trị.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 8
Và cô bắt đầu hát. Cô hát chay. Tiếng hát không điêu luyện, luyến láy đúng nhịp như ca sĩ, 
nhưng có sức cuốn hút và theo các nhà ngoại cảm thì năng lượng rất mạnh. Cô Chanh rất giản dị, 
dễ gần dân. Cô vừa đi, vừa hát một vòng giữa những người bệnh để truyền năng lượng tới họ 
trước khi trao thuốc.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 9
Bắt đầu phát thuốc cho mọi người. Thuốc này do cô lên núi hái vào các buổi chiều, đem về chặt nhỏ để người bệnh dùng.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 10
 Bà già mù này đau yếu không có người thân đi kèm, nghe tin cũng vừa mò mẫm, vừa khóc tới xin thuốc, được người dân nhường vào lấy thuốc trước và dìu trở ra.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 11
  Người gần chỉ được lấy 1 túi thuốc uống trong 24 ngày. Ở xa thì được lấy 2 túi thuốc uống trong 48 ngày. Ai lấy được thuốc cũng hoan hỉ ra về.
Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát 12
 Chính quyền địa phương, người dân và bản thân cô Chanh biết cách chữa bệnh này rất kỳ lạ, không tốn kém nên hàng chục năm nay người dân đổ về chữa ngày một đông. Cũng chưa có ai phản ánh không khỏi bệnh. Tất cả đều mong ngành Y tế, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng khả năng đặc biệt của con người và các cơ quan chức năng, các nhà khoa học sớm khảo cứu trường hợp hy hữu này.
 Theo giadinh.net.vn 
Bài và ảnh: Hà Dương

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Trường mầm non Hoàng Yến mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11


Trường mầm non Hoàng Yến 
mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20/11



...................Trường ơi, mái nhà em đó
...................Tuổi thơ gởi mãi nơi đây
...................Tay cô nhẹ dắt tay em
...................Chập chững đôi chân buổi đầu đời.


Cô Thu Thủy giới thiệu chương trình buổi lễ Chào ngày Nhà giáo Việt nam do Trường mầm non Hoàng Yến tổ chức vào sáng 20/11

Bé ngoan lớp lá nói lời cảm ơn và chúc các cô giáo và nhà trường những điều tốt đẹp nhất
Bé Phương Anh rũ bạn cùng nhau đến trường tặng hoa cô giáo



Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Câu chuyện giữa nhà thơ Huy Cận và Trần Đức Thảo

Câu chuyện giữa nhà thơ 

Huy Cận và Trần Đức Thảo


Việt Nam không có truyền thống triết học? Nếu có một nhà triết học (chuyên nghiệp) thì đó là Trần Đức Thảo - đánh giá của GS Trần Văn Giàu. 

Tìm hiểu thêm qua một mẫu chuyện trò giữa nhà thơ Huy Cận và Trần Đức Thảo tại nhà Trần Đức Thào vào 1/1991

Trần Đức Thảo nói sang vấn đề lịch sử. Anh nói: “Lịch sử có quy luật của nó, nhưng điều bất lợi trong lịch sử của sự người, khi được ghi chép lại thì phần lớn do những người chiến thắng ghi lại, cho nên bị méo mó, bị sai lệch đi nhiều”. Huy Cận hỏi Trần Đức Thảo: “Nếu nói thế thì không có lịch sử à?”. Trần Đức Thảo nói: “Có lịch sử, nhưng muốn hiểu đúng phải phân tích, phải suy ngẫm. Nhưng để làm được việc đó thì con người phải có trí tuệ. Trí tuệ là kết quả của biện chứng hiện tượng tinh thần. Có thống nhất cái biện chứng hiện tượng tinh thần ấy với biện chứng của tự nhiên đưa đến lịch sử xã hội-con người thì mới có cơ hội để nhận chân lịch sử”.

Huy Cận trả lời: “Anh Thảo ơi, thế thì khó quá”. Trần Đức Thảo nói: “Chẳng có con đường nào khác. Chính vì vậy nhiều nhà khoa học đã phải hi sinh trên bước đường nghiên cứu, từ Ga-loa cho đến Anh-xtanh đều vậy. Có người thì hi sinh về tính mạng, có người thì hi sinh sự sáng tạo của mình cho những kẻ có quyền lực. Sáng tạo về bom nguyên tử của Anh-xtanh đã bị chủ nghĩa đế quốc Mỹ đưa đến thảm họa tiêu diệt biết bao dân vô tội ở Nga, ở Herosima và Nagasaki. Tôi chưa nói đến sự hi sinh thầm lặng của họ trong cuộc đời nghiên cứu khoa học”.

Huy Cận hỏi Trần Đức Thảo: “Anh Thảo ơi, nên định nghĩa về anh như thế nào nhỉ? Là nhà hiện tượng học, hay nhà Mác-xít”. Trần Đức Thảo trả lời: “Phải có cái gạch nối: hiện tượng học – Mác-xít, đúng hơn nên gọi tôi là nhà duy vật biện chứng nhân bản”. Huy Cận nói tiếp: “Anh giải thích rõ hơn”.

Trần Đức Thảo thành thật tâm sự: “Lúc đầu, tôi có hiểu chủ nghĩa Mác đâu. Tôi được đào tạo về chủ nghĩa duy lý của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung. Có điều, tôi may mắn được các giáo sư hồi đó giảng kỹ cho tôi về cảm giác học của triết lý Spinoza. Chính vì vậy, trong lúc nghiên cứu hiện tượng học tinh thần của Hegel, tôi nhận chân được giá trị của hạt nhân duy lý của Hegel, trước hết cũng bằng cảm giác trí tuệ. Từ đó, tôi hiểu vì sao Mác đã cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel để áp dụng vào chủ nghĩa duy vật và hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Vì say mê với giá trị của chủ nghĩa duy vật mà tôi đã phát hiện ra được thiên tài của Husserl trong hiện tượng luận, khi ông đặt vấn đề ngôn ngữ và tư duy của con người luôn luôn hướng tới đối tượng, khái niệm. Vậy thì phải có động lực chứ. Ông mơ hồ đoán định, nếu có động lực thì đó phải là động lực vật chất.

Tôi đi tìm kiếm cái động lực ấy suốt từ năm 1946 cho đến nay. Tôi đã phát hiện ra được cái động lực ấy chính là năng lực bản chất người: cái biện chứng của năng lượng thần kinh với năng lượng tâm thần. Nhưng nếu dừng lại ở đấy thì tôi cũng chẳng khác gì Hegel và Husserl, tôi đã phân tích, tìm kiếm, chứng minh sự thống nhất biện chứng giữa biện chứng của tinh thần với biện chứng của tự nhiên đưa đến biện chứng của lịch sử xã hội-con người, đặc biệt là sự vận động của nền sản xuất xã hội. Chính cái biện chứng kỳ diệu ấy đã tạo ra giống loài người và tạo ra sự thống nhất con người nói chung với con người cá nhân-nhân cách trong mỗi chúng ta.

Cái nhân loại, cái dân tộc, cái giai cấp là kết quả của biện chứng lịch sử tự nhiên-xã hội luôn luôn thống nhất với cái cá nhân-nhân cách. Con người nói chung nằm trong và xuyên qua con người cá nhân-nhân cách. Con người cá nhân, nhân cách tồn tại trong cái chung của con người nói chung ấy một cách cụ thể-cá thể”.

Huy Cận mỉm cười nói: “Hiểu được anh khó quá”. Trần Đức Thảo nói: “Nhưng muốn vươn tới tự do thì phải hiểu như thế. Tôi nói tự do ở đây là theo nghĩa tương đối trong mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, còn tự do tuyệt đối theo đúng nguyên nghĩa chỉ có trong lĩnh vực tinh thần mà thôi. ….

Nguồn VHNA



Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Mẫu thiệp Chào ngày nhà giáo Việt Nam






Xu hướng phổ cập đại học


Xu hướng phổ cập đại học

Tác giả Mỹ Chico Harlan, trong bài viết “Vietnamese teens' thirst for college outpaces country's educational system” trên tờ Washington Post, so sánh rằng với dân số gần 89 triệu dân, Việt Nam có chưa tới 400 trường đại học và cao đẳng, trong khi Mỹ, với dân số  310 triệu, có tới hơn 4.400 trường. 


Tác giả này cũng cho biết, tỷ lệ sinh viên so với dân số, Việt Nam chỉ bằng một nửa của Thái Lan và một phần ba của Hàn Quốc, tỷ lệ sinh viên so với dân số của Việt Nam là 1,3% (năm 2006) , thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển, như 70% tại Mỹ, Norway, Australia, 70%-80% ở Phần Lan, New Zeland và Sweden (Kwiek Marek, 2008).

Nhưng sự gia tăng của số trường và số sinh viên đại học của Việt Nam trong những năm qua bị phê phán là quá nhanh, thật ra còn xa mới đáp dứng được nhu cầu của xã hội.

Xu hướng phổ cập đại học ở các nước không phải là ngẫu nhiên; nó phản ánh những thay đổi sâu sắc về bản chất và chức năng của trường đại học.

Chức năng đầu tiên của trường đại học là dạy nghề, mà ngày nay ta thường nói là “đào tạo nhân lực”. Các trường đại học Trung cổ phương Tây, như Kant mô tả có ba Thượng khoa là Thần học, Luật học và Y học và một Hạ khoa, đó là Triết học (các ngành khoa học xã hội và nhân văn).

Các Thượng khoa được gọi là thượng chỉ vì chúng nằm trong mối quan tâm của nhà nước: các Thượng khoa dạy người dân tuân theo các quy tắc xã hội, nghĩa là đào tạo các thần dân, những người thừa hành. Khoa Triết học, ngược lại, bị coi là hạ chỉ vì nó không dạy bất kỳ điều gì khác ngoài việc sử dụng lý trí một cách tự do. Nhà nước đặc biệt quan tâm và thường xuyên can thiệp vào nội dung giảng dạy của các thượng khoa, còn ở hạ khoa thì nói chung để cho các giáo sư triết học lo liệu nội dung giảng dạy của khoa mình. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, các thượng khoa là các khoa chuyên ngành, dạy nghề, còn hạ khoa là khoa giáo dục tổng quát, có đích khai sáng.

Các trường đại học trung cổ phương Đông cũng có bản chất dạy nghề tương tự. Mục đích chủ yếu của giáo dục đại học ở Trung Hoa và Việt Nam, chẳng hạn, là đào tạo quan lại cho bộ máy cai trị được xây dựng trên nền tảng Nho giáo.

Chức năng thứ hai của đại học là chức năng Khai sáng, gắn liền với bản chất của đại học hiện đại mà cha đẻ là Immanuel Kant. Theo Kant, phần lớn nhân loại không có khả năng sử dụng lý trí một cách tự do và Ông gọi họ là những người vị thành niên về trí tuệ. Theo Kant, chức năng chính của đại học là khai sáng, tức là giúp người học thoát khỏi tình trạng vị thành niên về trí tuệ để "sử dụng tri thức của mình là không cần sự chỉ dẫn của người khác." Ý tưởng của Kant được Humboldt hiện thực hóa lần đầu tiên tại Berlin. Trường đại học Khai sáng là đại học tinh hoa.

Chức năng thứ ba của đại học là chức năng sản xuất, gắn liền với sự hình thành và lớn mạnh của nền kinh tế tri thức. Đây là một chức năng tương đối mới. Trước kia, trong nền kinh tế truyền thống, nhiệm vụ của đại học là chuẩn bị cho quá trình sản xuất bằng cách đào tạo nhân lực. Ngày này, trong nền kinh tế tri thức, trường đại học trở thành một mắt xích quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, của quá trình sản xuất.

Đối với các ngành sản xuất có công nghệ cao, các công đoạn sản xuất quan trọng nhất - nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm – đều được thực hiện chủ yếu ở trường đại học. Trường đại học hoàn thiện qui trình sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, còn các nhà máy chỉ có nhiệm vụ nhân bản các sản phẩm hoàn chỉnh ấy mà thôi.

Chức năng thứ tư của trường đại học là chức năng phát triển cá nhân. Chức năng này mới chỉ trở thành quan trọng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở các xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Điều này cũng tương tự như việc làm đẹp.



Trong một xã hội có trình độ phát triển thấp, việc làm đẹp là xa xỉ đối với đại đa số người dân. Nhưng khi xã hội trở nên sung túc hơn, việc làm đẹp trở nên phổ biến.

Nhưng nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng ở các khía cạnh vật chất, hữu hình, mà còn thể hiện ở cả phương diện tinh thần, đặc biệt là về mặt trí tuệ. Con người trong xã hội càng phát triển càng có nhu cầu hiểu biết, không phải để trở thành “nhân lực chất lượng cao”, mà nhằm tự hoàn thiện. Nhiều người đã có bằng cấp và việc làm vẫn đăng ký học các chuyên ngành khác ở bậc đại học và sau đại học.

Nhu cầu về “học hỏi phát triển cá nhân” đang tăng lên không ngừng tại hầu hết các nước và việc đáp ứng nhu cầu ấy thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng phổ cập đại học và trên thực tế biến giáo dục thành một ngành dịch vụ đầy hứa hẹn.

Đối với Việt Nam thì chiến lược phát triển giáo dục đại học là vấn đề lớn nhằm góp phần quan trọng để đưa nước ta tiến kịp theo thời đại.