Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

CLB Thơ ca Quận 9 TP. Hồ Chí Minh giới thiệu tập thơ Nắng Mai 18



Buổi giao lưu của CLB Thơ ca Quận 9 diễn ra sáng 23/8/2014 giới thiệu tập thơ Nắng Mai thứ 18, Tập thơ đã ra đời trong niềm vui và tự hào của những người làm thơ và yêu thơ gồm 128 bài thơ và 8 bài hát ghi lại những năm tháng không thể nào quên, chan chứa tình cảm và ước vọng của những con người đã sống hết mình của tuổi trẻ, nay mái tóc đã nhuốm bạc.

Với 160 trang thơ trong tập thơ Nắng Mai 18 này các tác giả đã gởi vào đây những nổi niềm sâu lắng ánh lên những nét tinh tế lung linh đầy màu sắc thật quyến rũ.

Những nét mặt rạng rỡ dễ thương của các thi sỹ, nhạc sỹ được ghi lại trong buổi giao lưu :





















































 

HẾT



Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Ông cố vấn Bảo Đại du xuân năm Bính Tuất (1946) ở Hà Nội.


Lý Lệ Hà đoạt giải Hoa hậu cuộc thi hoa khôi đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông khoảng năm 1938, 1939. Sau khi chính thức là người tình của Bảo Đại, Lý Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng "dính" chặt lấy nhau trong thời gian ông sống ở Hà Nội, khi làm Cố vấn tối cao của chính phủ lâm thời VN; rồi cả khi Bảo Đại sống lưu vong tại Hong Kong.

Vào hôm 30 Tết Âm Lịch.ở Hà Nội (năm 1946) Bảo Đại ra bao lơn đứng nhìn xuống phố khẽ vỗ vai Lý Lệ Hà và nói :


- Buồn lắm Hà ơi ! Biết làm sao được bây giờ?"

Lệ Hà chợt nghĩ ra và reo lên :
- Có cuộc vui rồi, sắp giao thừa, mọi người sẽ kéo nhau đến đền Ngọc Sơn làm lễ đông lắm. Chúng mình chờ gần giao thừa, sẽ cuốc bộ đến đó vui lắm. Bảo Đại mỉm cười gật đầu.

Gần 12 giờ khuya, Lệ Hà và Bảo Đại mặc rất bình thường, tản bộ giữa dòng người đến đền Ngọc Sơn. Ông dừng lại, ngơ ngác ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm, cầu son Thê Húc nổi danh của đất Thăng Long và lẩm bẩm khen là đẹp.

Cầu Thê Húc chật người. Lệ hà cố gạt nhẹ mọi người, kéo được Bảo Đại qua cầu, đến chân Bút Tháp, chợt thấy ông thầy bói mù già. Lệ Hà bấm Bảo Đại ngồi thụp xuống trước ông thầy bói cạnh cô. Đặt tiền xem quẻ xong Lệ Hà khẽ nói với ông thầy :

- Ông hãy xem tướng tay ông bạn tôi đây, coi tốt xấu ra sao? Chỉ cần thế thôi.

Bảo Đại không chịu đưa bàn tay ra, sợ bẩn. cô phải nài ép, kéo bàn tay ông đặt vào tay ông thầy. Ông mù này, vừa nắn bàn tay mềm nhũn như bông của ông vua, sờ sờ nắn nắn, bỗng ông ta rụt vội mấy ngón tay lại như bị bỏng. Giọng ông thầy bói thều thào, rất nhỏ:

- Ngài là quý nhân. Tôi không dám nói gì hơn. Chỉ xin thưa rằng ngài sắp đi xa, xa lắm, khỏi đất này.

Lệ Hà và Bảo Đại đưa mắt nhìn nhau. cô vội đứng lên, kéo ông đứng theo rồi lại len lỏi trong dòng người, cuốc bộ về. Suốt dọc đường, ông cúi đầu bước, cô cũng vậy, không nói một câu nào”.

(Tôn Thất Bình ghi lại theo lời kể của Lý Lệ Hà)



Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Mối họa "sư tử lạ"

Mối họa "sư tử lạ" đó là 

Sư tử đá Tàu tràn lan nơi thờ tự Việt

Sư tử Trung Quốc chiếm đền chùa Việt

“Việc sử dụng sư tử đá vô tội vạ như hiện nay vô hình chung tuyên truyền cho văn hóa ngoại lai đang xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Điển hình là việc ở rất nhiều đình chùa, miếu mạo từ nông thôn ra thành phố, từ cơ quan doanh nghiệp cho tới nhà dân, nhiều hình ảnh sư tử đá Trung Quốc xuất hiện chình ình.

sư tử đá ở Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, nó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh phật giáo. Nó đã tồn tại và phát triển theo một cách riêng rất đẹp. Cũng là biểu trưng cho sức mạnh nhưng sư tử đá của Việt Nam có tạo hình vẫn rất nuột nà, trang trí cực kỳ tinh mỹ.

“Đài liệt sĩ ở Trường Sa chưa xây xong đã thấy hai con sư tử đá chình ình ở cổng. Các chùa chiền Bái Đính (Ninh Bình), Đền Đô (Bắc Ninh), Thiền Viện Giác Lâm Trúc Lâm (Quảng Ninh)…cũng nhan nhản sư tử đá nhưng là sư tử lai căng, Tây Tàu lẫn lộn”

Việc đặt sư tử tùy tiện theo (kiểu đất nhà tôi, tôi làm gì chả được) vô hình chung dẫn tới việc làm nô lệ cho văn hóa ngoại lai. Thể hiện sự thiếu kiến thức của người sử dụng.


Sư tử Trung Quốc chiếm đền chùa Việt

Hòa thượng Thích Quảng Nghiêm :
(Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Sư tử của Phật giáo thì thường ở nơi các vị sư thuyết pháp, gọi là tòa sư tử. Vì trong kinh điển, Phật thuyết pháp như tiếng rống sư tử. Nghĩa nói là các điều mạnh để làm điều xấu bị át đi, làm những điều lành cho mọi người. Các thí chủ muốn đặt sư tử vào nơi linh thiêng để đạt được ý nguyện của họ, cứ tưởng thế là tốt. Nhưng ngay cả các chùa cũng không ý thức được việc này.


St