Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Bài thơ Em bảo anh đi đi



Thơ nữ sĩ Silva Kaputikyan giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường, có mặt trong các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam.

1. Em bảo anh đi đi
Silva Kaputikyan

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi,
Sao anh lại về ngay?

Ôi lời nói gió bay,
Đôi mắt huyền đẫm lệ.
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em?"


2. Khi em yêu – anh không gắn bó
Silva Kaputikyan

Khi em yêu – anh không gắn bó
Khi tim nguội – anh chẳng sưởi lên.
Khi em rời đi – anh không giữ lại.
Cũng không nhớ tới – khi em quên.

Anh không đo được bước ngoặt thời gian.
Anh không tin vào cơn giông sắp tới.
Giờ em không thể đến khi anh gọi.
Em đã ở bên bờ khác từ lâu.

Dịch giả khuyết danh


 Ảnh : Silva Kaputikyan (1919 - 2006) là một nhà thơ lớn (nếu không phải là nhà thơ lớn nhất thế kỷ XX) của nước cộng hòa Armenia.



10 vô ích của Lão Tử


10 điều vô ích của Lão Tử mang những giá trị nhân sinh sâu sắc, con người nhất định phải ghi nhớ.


Lão Tử  là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh, cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là ông tổ của Đạo giáo.

Năm 50 tuổi, ông đã soạn ra “Mười vô ích”, tổng hợp những việc làm thường được người ta coi là có ích, phân loại ra để làm giới định. Nói cách khác, nếu chưa đạt một số điều kiện, thì một sự việc xem có vẻ như hữu ích, nhưng rất có thể là vô ích.

1. “Tâm bất thiện, phong thủy tốt vô ích”
Nếu như nội tâm không lương thiện, dù có chú trọng vào phong thủy thì cũng vô dụng.

2. “Bất hiếu với cha mẹ, cúng thờ Thần vô ích”
Nếu như không hiếu thuận với cha mẹ, dù cho thờ phụng thần linh cũng không có tác dụng gì.

3. “Anh em không hòa thuận, kết giao bằng hữu vô ích”
Nếu như anh em chung một nhà cư xử với nhau không tốt, ra bên ngoài kết giao bao nhiều bạn bè cũng chẳng ích gì!

4. “Hành vi không đúng đắn – đọc sách vô ích”
Một người lời nói và việc làm không đứng đắn, thì đọc nhiều sách hơn nữa cũng khó mà thay đổi bản thân.

5. “Tâm cao khí ngạo, học nhiều vô ích”
Nếu như một người kiêu ngạo, tự cao tự đại, luôn nghĩ mình đúng, vậy thì học nhiều cũng như không.

6. “Làm việc quái đản, thông minh vô ích”
Nếu như một người làm việc cố chấp, vô lý, như vậy dù có thông minh cũng không kết giao được với những người bạn tốt.

7. “Thời vận chưa đến, quá đòi hỏi vô ích”
Nếu như thời cơ chưa đến, thì có cưỡng cầu cũng vô dụng, vì thế nên kiên trì hoàn thiện chính mình, và thuận theo tự nhiên!

8. “Chiếm của người khác – bố thí vô ích”
Nếu như một người thông qua phương thức bất chính để thu lợi, như vậy cho dù có cầm số tiền này đi làm việc thiện cũng là vô dụng!

9. “Không tiếc nguyên khí, y dược vô ích”
Nếu như một người không yêu quý thân thể của mình, đợi đến khi nguyên khí bị tổn thương rồi, về sau có dùng y dược nhiều bao nhiêu không làm khí lực quay trở lại như lúc còn khỏe mạnh được!

10. “Dâm ác tứ dục, âm đức vô ích”
Nếu như một người sống phóng túng xa xỉ, hoang dâm vô độ, cho dù có làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức cũng uổng công vô ích!

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Chúng ta học được điều gì ở một dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới


Người hunzas rất khỏe mạnh, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 tuổi, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.

 Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn 2000 năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới,
Người Hunzas được thiên nhiên ưu ái khi ban tặng cho thung lũng Hunza, môi trường nước và không khí trong lành.
Người Hunzas ăn những trái đào tươi, hít thở không khí vùng núi. Mỗi ngày họ ăn hai bữa; một bữa sáng đầy đủ và bữa tối sau khi mặt trời lặn. Họ sử dụng thực phẩm tự nhiên như hoa quả, rau, ngũ cốc, sữa và pho mát.
Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới có. Họ ăn sống các loại rau quả do môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.
Mỗi năm một lần, trong một giai đoạn từ hai đến bốn tháng, người Hunza ngừng ăn chế độ thông thường của họ và sống chủ yếu bằng nước ép đào khô. Đó là một truyền thống lâu đời mà họ vẫn làm theo trong suốt thời gian những quả đào chưa chín. Các nhà khoa học cho rằng điều đó làm họ có một sức khoẻ đáng kinh ngạc.
Người Hunzas siêng năng. Họ rất năng động và nhanh nhẹn!
Từ bình minh tới hoàng hôn, người dân làm việc rất chăm chỉ. đi bộ và chơi các môn thể thao là niềm vui của họ.


Người Hunzas không bị làm phiền bởi những điều vụn vặt. Họ luôn mỉm cười.
Chăm chỉ việc đồng áng, nhưng khi đêm về người Hunzas lại chọn cách quây quần bên nhau để ca hát và ăn uống, chứ không về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Những tư tưởng tranh giành rất xa lạ với người Hunzas. Họ hoàn toàn không bị những chứng bệnh có liên quan tới sự căng thẳng
Người Hunzas cực kì lịch sự trong việc giữ trật tự nơi công cộng. không gây tiếng ồn và làm ô nhiễm không khí. họ luôn dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thiền định cùng nhau.
Người Hunzas sống vô cùng chung thủy với bạn đời, họ có một cuộc sống như con trẻ. Bằng lòng với cuộc sống của mình, đối với người dân trong bộ tộc Hunzas nụ cười và sức khỏe là hai thứ quan trọng hơn cả.
Người Hunzas được vinh danh làDân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Quốc gia trường thọ”!  

ST




Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Âm mưu trong những viên đường và "nỗi oan thế kỷ" của chất béo


Năm 1972, một nhà khoa học người Anh cảnh báo rằng đường – chứ không phải chất béo – là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên phát hiện của ông bị chế giễu, danh tiếng của ông bị hủy hoại. Tại sao các nhà khoa học về dinh dưỡng hàng đầu thế giới lại có thể sai lầm quá lâu như thế?
Robert Lustig là một chuyên gia nội tiết nhi người Úc của Đại học California (Mỹ) chuyên về điều trị chứng béo phì ở trẻ em. Bài nói chuyện kéo dài 90 phút do ông thực hiện năm 2009, mang tên "Đường: Sự thật cay đắng", thu hút hơn sáu triệu lượt xem trên YouTube. Trong đó, Lustig lập luận mạnh mẽ rằng fructose, một dạng đường thường gặp trong chế độ ăn hiện đại, là một "chất độc" gây ra chứng béo phì ở Mỹ.
John Yudkin là một giáo sư người Anh, đã báo động về nguy cơ của đường vào năm 1972, trong cuốn sách mang tên Pure, White, and Deadly (Thuần khiết, trắng tinh và Chết người).
Cuốn sách đã có tác động, nhưng Yudkin phải trả một cái giá khá cao cho điều đó. Các nhà dinh dưỡng hàng đầu đã kết hợp với ngành công nghiệp thực phẩm để hủy hoại danh tiếng của ông, và ông không bao giờ khôi phục được sự nghiệp của mình. Ông, một người đàn ông thất vọng và bị lãng quên, mất năm 1995.
Vào những năm 1960, một khái niệm dinh dưỡng mới đang trong quá trình tự khẳng định. Nguyên lý trung tâm của nó là một chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn ít chất béo, thì Yudkin đã dẫn dắt một nhóm người có chung suy nghĩ rằng đường, chứ không phải chất béo, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Nhưng vào thời điểm ông viết cuốn sách, những người đứng đầu lĩnh vực này đã bị các nhà ủng hộ học thuyết chất béo thâu tóm.
Yudkin một nhà khoa học chân chính, nhưng bị những quyền lực chính trị cả truyền thông và công nghiệp của những người ủng hộ học thuyết ăn ít chất béo đánh bại. Không chỉ bị đánh bại, trên thực tế, ông còn bị chôn vùi. Hệ quả của nó là hàng tỉ người thay vì khỏe mạnh hơn, họ lại béo phì và bệnh hoạn.
Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ béo phì sau chiến tranh thì rõ ràng là có điều gì đó đã thay đổi sau năm 1980. Tại Mỹ, tỷ lệ này tăng rất từ từ cho đến đầu những năm 1980 thì cất cánh như một chiếc máy bay. Chỉ 12% người Mỹ bị béo phì vào năm 1950, 15% vào năm 1980, 35% vào năm 2000.
Tại Anh, tỷ lệ này là một đường thẳng trong nhiều thập niên cho đến giữa những năm 1980, khi đó nó cũng chĩa thẳng lên bầu trời. Chỉ 6% người Anh bị béo phì vào năm 1980. Trong 20 năm tiếp theo đó con số này cao hơn gấp ba lần. Ngày nay, hai phần ba người Anh hoặc béo phì hoặc thừa cân, làm cho quốc gia này là quốc gia béo nhất EU. Bệnh tiểu đường tuýp 2, có liên quan mật thiết đến chứng béo phì, tăng song song ở cả hai nước.
Năm 1957, khi John Yudkin đưa ra giả thuyết cho rằng đường là một nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng, nó được xem xét một cách nghiêm túc, cũng như người đề xướng ra nó. Vào thời điểm Yudkin nghỉ hưu, 14 năm sau đó, cả lý thuyết và tác giả đã bị gạt ra ngoài lề của xã hội và bị trừng phạt.
Chỉ đến bây giờ công trình của Yudkin mới trở lại với dòng khoa học chính thống, sau khi tác giả của nó đã qua đời.
Khi khoa học chính thống chiếm lĩnh được chân lý thì biết đến bao giờ nạn béo phì trên thế giới mới được gỡ bỏ đây ?
Theo The Guardian




Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng


Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020.
+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm - 1,5cm so với năm 2010.
Theo thống kê năm 2016, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm của WHO. Trong vòng 15 năm qua, chiều cao của người Việt chỉ tăng được 1,5 cm. Tính từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của người Việt mới chỉ tăng thêm được 3cm.
Điều đáng chú ý là chiều cao trung bình của Việt Nam còn kém hơn cả các quốc gia láng giềng như Lào. Chiều cao trung bình của đàn ông Lào là 1,70 m. Tương tự, người dân các nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Singapore, Thái Lan cũng có tầm vóc cao hơn đáng kể so với người Việt.
Theo các chuyên gia, 50% nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt còn hạn chế là do dinh dưỡng và rèn luyện thể lực kém.
- Ông Dương Nghiệp Chí, nguyên Viện trưởng viện Khoa học Thể dục Thể thao :
“Tôi thấy hiện nay các gia đình cho ăn lãng phí, ăn đến mức thừa cân, béo phì, tập thể dục thể thao không khoa học,”




Một thầy thuốc Việt Nam đang trở thành huyền thoại


BS.TS Hoàng Xuân Ba người mặc áo đỏ trong buổi giao lưu trực tuyến
Trích giới thiệu của TS. Stephen Levine, giáo sư di truyền học phân tử và viện trưởng viện nghiên cứu dị ứng, California, USA về phương pháp điều trị ung thư của BS Hoàng Xuân Ba tại hội nghị thế giới lần thứ 4 về Y học Dinh dưỡng tại San Francisco.
Ts. Bs. Hoàng Xuân Ba là Bác sỹ chuyên khoa nhi, huyết học và ung thư, Tiến sỹ miễn dịch học. Tiến sỹ đã nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài (Nga, Mỹ, Anh), hiện nay vẫn đang làm việc tại Mỹ.

Tốt nghiệp bằng đỏ tại học viện nhi khoa thành phố Leningrad (nay gọi là St. Peterburg), và nhận học vị tiến sĩ tại Nga.
Được cấp 2 bằng sáng chế về chuẩn đoán bệnh tự miễn và 2 bằng cải tiến kỹ thuật về miễn dịch và dị ứng tại Nga. Được cấp 2 bằng sáng chế về y và dược quốc tế, 2 bằng sáng chế về bệnh tự miễn và ung thư tại Mỹ . Được nhận học bổng của quỹ nghiên cứu dị ứng Pharmacia, Thuỵ điển.
Ông là người sáng lập trung tâm điều trị kết hợp bệnh nan y Get Well Natural, Hoa kỳ. Hiện tại, ông phụ trách nghiên cứu miễn dịch của nhóm nghiên cứu về dị ứng tại Alameda-California Hoa kỳ.
Là cộng tác viên của trường đại học tổng hợp Royal Holloway tại London , Anh quốc, đồng thời là cộng tác viên của ba nhóm nghiên cứu về ung thư tại Boston College, đại học New York và khoa nghiên cứu về thần kinh học trong bệnh ung thư tại Imperial College, London. 
Ngoài ra còn có nhiều công trình đã được đăng tải trên các tạp trí y khoa quốc tế.
BS.TS Hoàng Xuân Ba đã được đào tạo tại St.Petersburg với chuyên khoa ung thư, miễn dịch lâm sàng và nhi khoa. Ông là một trong những bác sỹ ở trình độ cao nhất mà tôi được biết,  đặc biệt những đột phá về điều trị của ông trong những năm gần đây ở Mỹ đã trở thành huyền thoại.
BS. Ba đã chữa thành công ung thư phổi, gan, vú và tiền liệt tuyến với kết quả vượt xa những gì được báo cáo trong các tài liệu y khoa. Tôi đã trực tiếp gặp và nói chuyện với một số bệnh nhân để tự khẳng định về kết quả này. Một số bệnh nhân là bạn, cộng tác viên, và người thân trong gia đình tôi. Trong những trường hợp này, tôi đã chứng kiến sự hồi phục của bệnh nhân bị ung thư thận tiền phát , ung thư phổi đã di căn, ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối và ung thư vú với di căn vào xương mà các bác sỹ đã khuyên bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau cho những ngày cuối cùng.

BS.Ba đã cho tôi biết là ông ta có thể giúp bạn rất thân của tôi bị ung thư thận. Điều này rất không bình thường vì ung thư thận thường được điều trị với hiệu quả rất thấp bằng phẫu thuật và hoá trị liệu, nhưng chỉ trong vòng 45 ngày bạn tôi đã không còn dấu vết của khối u ở thận sau khi làm lại PET scan và cả kiểm chứng chỉ số thực nghiệm về lượng kháng nguyên của carcinoma thận. 
Một đồng nghiệp của tôi là tiến sỹ về hoá học có người thân bị ung thư phổi đã di căn, chỉ trong vòng 6 tuần đã có được sức khoẻ và thể trạng gần như bình thường và chỉ còn lại một dấu vết nhỏ về khối u trên phim X-quang.

Tỷ lệ thành công của phương pháp chữa bệnh của BS.Ba rất cao. Rõ ràng là ông ta đã tìm thấy những nguyên lý đúng đắn về căn bệnh nan y này và giúp chúng ta có hiểu biết đúng hơn và điều trị nó hiệu quả hơn. Những số liệu và lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sẽ được cung cấp.

Một điều rõ ràng từ kết quả lâm sàng của phương pháp điều trị kể trên là nó có tác dụng chống ung thư mạnh mà không kèm theo một tác dụng độc hại nào. Phương pháp này còn có tác dụng nâng cao thể trạng của bệnh nhân và giảm đau tốt mà không cần đến morphine và các thuốc chống đau khác. Cách chữa bệnh này không làm tổn hại các cơ quan trong cơ thể một chút nào, không gây lệ thuộc và không đắt tiền.
Stephen A. Levine PhD
President, Allergy Research Group
Ts. Bs. Hoàng Xuân Ba công bố hướng nghiên cứu mới về bệnh ung thư
Năm 1995, bác sĩ Hoàng Xuân Ba làm việc tại Viện Nhi Lê-nin-grát. Lúc này anh đã khá thành công với công trình nghiên cứu cách điều trị bệnh hen phế quản. Một nữ đồng nghiệp người Nga tại Viện có bố bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cùng tắc nghẽn và tràn dịch màng phổi. Bệnh viện phổi chẩn đoán ông chỉ còn sống từ 1 đến 2 tháng nữa. Người đồng nghiệp đã nhờ bác sĩ Ba điều trị sao cho bệnh nhân dễ thở, đỡ đau để đưa về nhà trong những ngày cuối cùng. Sau khi khám cho bệnh nhân, Hoàng Xuân Ba đưa ra phác đồ điều trị nhưng anh không hề suy nghĩ là để chữa bệnh ung thư phổi. Vì bệnh nhân đau nên bác sĩ Ba đã cho thở bằng khí rung với 20% liều chất gây mê Ketamin, natri Bicarbonate và uống một dung dịch muối khoáng và các chất dinh dưỡng do anh tự pha chế. Đây là phác đồ điều trị mà anh vẫn dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn. Thật bất ngờ, bệnh nhân dễ thở và sức khỏe phục hồi nhanh chóng, thậm chí đến tháng thứ 4, thứ 5 còn đòi hút thuốc lá. Tháng thứ 6 đi chụp lại phổi thì kỳ lạ là khối u đã giảm đến 90%, hết hoàn toàn dịch màng phổi. Từ Viện trưởng đến Hội đồng khoa học của Bệnh viện phổi Lê-nin-grát đều rất ngạc nhiên và thừa nhận kết quả hy hữu này.
Cuối năm đó, nhân một hội nghị khoa học quốc tế tổ chức tại Thụy Điển, Hoàng Xuân Ba đã gửi công trình của anh về khả năng phong tỏa kháng thể miễn dịch IgE tham vấn tại hội nghị. Báo cáo của anh đã gây một tiếng vang lớn. Anh được trao giải thưởng cho nhà khoa học trẻ xuất sắc và được mời sang Anh quốc thực tập về hóa sinh và tiếp tục nghiên cứu bệnh hen phế quản và dị ứng theo cơ chế mới. Năm 1996, anh được mời tham gia một hội thảo tại Mỹ và báo cáo tham luận về xuất huyết giảm tiểu cầu. Sau hội nghị, anh được một hãng nghiên cứu công nghệ kỹ thuật miễn dịch (Immune Technology Corporation) của Mỹ mời về làm việc và được nhập cư vào Mỹ theo diện Visa-01 (dành cho các cá nhân có khả năng đặc biệt trong khoa học). Trong thời gian bác sĩ Ba công tác tại hãng này đã mang đến một sự tình cờ tiếp theo mà từ đó đã quyết định một hướng nghiên cứu mới cho bệnh nhân ung thư của anh. Sau thành công này, anh nghiên cứu và tìm ra cơ chế điều trị cho các loại ung thư khác nhau. Khó nhất như ung thư tụy, một căn bệnh mà khoa học hiện tại tiên lượng bệnh nhân ung thư tụy chỉ sống được từ mười mấy ngày đến một tháng, anh cũng tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả từ năm 2004. Điều này đã được minh chứng qua nhiều ca ở Mỹ, cũng như ở trong nước.
TS, BS Hoàng Xuân Ba trong cuộc giao lưu trực tuyến "Người Việt ăn gì để không chết vì bệnh ung thư. (trích)
Hiện nay, cách nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư trên thế giới giống tôn giáo hơn là khoa học.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng bệnh ung thư sẽ không bao giờ được phòng điều trị và có thể loại bỏ ra khỏi danh sách các bệnh hiểm nghèo trong một tương lai xa nếu như không có một cuộc cách mạng mang tính xã hội, và khoa học trong nghiên cứu và điều trị ung thư.
Tôi có thể giải thích thêm là ung thư hiện nay là phương tiện làm giàu, tiến thân của rất nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu, các hãng dược và công nghệ sinh học.
Những phương pháp, đường lối được đưa vào thử nghiệm trong bệnh ung thư đều phải bảo vệ bằng bản quyền và có khả năng đưa đến những lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho những người phát triển và đưa vào thị trường.
Nếu y học hiện đại chấp nhận quay lại đường lối, cách thức cổ điển để tìm ra phương thức chữa trị và phòng chống từ hàng nghìn năm trước đây thì sẽ hiệu quả và tiết kiệm, và có thể ứng dụng cho những người nghèo nhất, ít độc hại hơn nhiều so với các phương pháp hiện nay.