Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Sự khác biệt giữa thói quen của người giàu và người nghèo

Thomas C Corley là một cộng tác viên đóng góp trong Kinh doanh. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng của Thomas bao gồm nghiên cứu 5 năm về thói quen của các hộ gia đình giàu có và nghèo ở Mỹ. Ông phỏng vấn tổng cộng 361 cá nhân trên toàn quốc, trong đó có 233 cá nhân giàu có và 128 cá thể nghèo.
Để phân biệt xem một cá nhân "giàu có", họ phải kiếm được tổng thu nhập hàng năm là 160.000 đô la Mỹ cùng với tài sản 3,2 triệu đô la. Đối với một người nào đó đủ tiêu chuẩn là "nghèo" trong nghiên cứu, họ có thu nhập ít hơn $ 35,000/năm và tài sản dưới $ 5.000.
Dưới đây là một số số liệu thống kê trong nghiên cứu của ông:
Sự khác biệt thứ 1: 88% số người giàu dành ít nhất 30 phút trong ngày để đọc sách nhằm cải thiện công việc hoặc có thêm kiến thức, tuy nhiên chỉ có 2% người nghèo làm như vậy.
Sự khác biệt thứ 2: 67% người giàu có sẽ viết ra những mục tiêu của mình trong khi chỉ có 17% người nghèo làm như vậy, mục tiêu ở đây là những kết quả mà họ dự kiến sẽ đạt được dựa trên cân nhắc những nỗ lực sẽ phải bỏ ra.
Sự khác biệt thứ 3: 86% người giàu có thích đọc sách, trong khi chỉ 26% người nghèo thích đọc sách.
Sự khác biệt thứ 4: 81% số người khá giả duy trì thực hiện danh sách những việc cần làm trong ngày, con số này đối với người nghèo là 19%.
Sự khác biệt thứ 5: 84% người giàu tin rằng những thói quen tốt sẽ tạo ra những cơ hội tốt trong tương lai, tuy nhiên chỉ có 4% người nghèo tin như vậy.
Sự khác biệt thứ 6: 76% người giàu có tin rằng những thói quen xấu sẽ dẫn đến những kết quả không tốt trong tương lai, trong khi chỉ có 9% người nghèo có cùng suy nghĩ này.
Sự khác biệt thứ 7: 79% người khá giả dành tối thiểu từ 5 tiếng hoặc nhiều hơn trong một tháng để phát triển mạng lưới làm việc bao gồm việc tạo ra những kết nối mới với những con người mới, con số này ở những người nghèo là 16%.
Sự khác biệt thứ 8: 6% người khá giả dành thời gian để xem những chương trình TV trong khi có tận 78% số người nghèo thường xuyên dành thời gian xem TV.
Sự khác biệt thứ 9: Chỉ có 6% người giàu nói ra những gì họ suy nghĩ nhưng có tới 69% người nghèo luôn nói ra những điều họ nghĩ.
Sự khác biệt thứ 10: 86% người giàu tin rằng duy trì học trong suốt cả cuộc đời sẽ giúp cải thiện bản thân bạn, khác với chỉ 5% số người nghèo cũng có niềm tin như thế.
Thói quen cuối cùng là điều quan trọng đấy. Những người giàu thường hay hỏi những câu hỏi đại loại như :
“Làm thế nào để tôi có thể chơi những cuộc chơi lớn hơn nữa”.
“Một điều tôi có thể làm ngay bây giờ để nâng tầm bản thân lền là gì?”
“Tôi cần đọc quyển sách nào? Tôi cần nói chuyện với ai? Hội thảo nào tôi cần tham gia? Chương trình đào tạo nào tôi nên tham dự?”
Họ luôn luôn nâng cấp bản thân, họ không hài lòng ở vị trí hiện tại, bởi vì điều này cho phép họ đạt đến những đỉnh thành công mới vang dội hơn.




Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.


Bức thư được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, không phải tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian tôi biết, nhưng xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng.
Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng hãy cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng đối với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn thận trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình. Nếu được như vậy thật là điều tuyệt vời đối với con trai tôi.

Sưu tầm

Các thói hư tật xấu chủ yếu trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại

GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm :

I. Các phi giá trị phái sinh của Tính Cộng Đồng làng xã :
1. Thói dựa dẫm, ỷ lại, 
2. thói cào bằng, đố kỵ, 
3. Bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái,
4. Bệnh sĩ diện háo danh,
5. Bệnh thành tích,
6. Bệnh phong trào,
7. Bệnh hình thức,
8. Bệnh nói xấu sau lưng,
9. Bệnh vô cảm, chặt chém,
10. Tật ham vui, thích tám,
11. bệnh triệt tiêu cá nhân.

II. Các phi giá trị phái sinh của Tính Trọng Âm
1. Bệnh thụ động, khép kín, bảo thủ,
2. Bệnh chậm chạp lề mề,
3. Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn,
4. Bệnh đối phó,
5. Bệnh thiếu bản lĩnh, tự ti, nhu nhược, yếu đuối,
6. Bệnh sung ngoại,
7. Bệnh hám lợi.

III. Các phi giá trị phái sinh của Tính Ưa Hài Hòa
1. Bệnh đại khái xuề xòa,
2. Bệnh dĩ hòa vi quý,
3. Bệnh nước đôi thiếu quyết đoán,
4. Bệnh trung bình chủ nghĩa.

IV. Các phi giá trị phái sinh của Tính Chủ Toàn
1. Bệnh hời hợt, thiếu sâu sắc,
2. Bệnh chủ quan, kiêu ngạo,
3. Bệnh sống bằng quan hệ.

V. Các phi giá trị phái sinh của Tính Linh Hoạt
1. Thói tùy tiện, cẩu thả,
2. Bệnh thiếu ý thức pháp luật,
3. Thói khôn vặt láu cá,


VI. Tổng hợp các Phi giá trị phái sinh
1. Bệnh giả dối, nói không đi đôi với làm,
2. Thói ăn cắp vặt.




Bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng


Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Người Việt đang có quá nhiều “căn bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi trường giáo dục - nơi mang trọng trách giáo dục nhân cách cho con người.
Ông phân tích, bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng…
Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan.
Trong trường học từ phổ thông lên ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. "Giáo dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giảng của cô giáo, còn làm sáng tạo là… sai, là kém.
Đặc biệt, ông nói rằng có những điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù ”. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè. Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.
Ông nói về mục tiêu học tập của người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ diện, giấu dốt, sợ người ta nói đến điểm yếu của mình.
Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn. Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật, không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…

GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ông nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời bình… ở mỗi cá nhân.




Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Ba việc phải làm để không "đánh rơi" sức khỏe ngay khi còn trẻ.

Mặc dù chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế và xã hội tốt hơn trước đây rất nhiều, nhưng tại sao càng ngày càng nhiều người mắc bệnh nan y.
Nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ đâu? Bài phân tích của Giáo sư Nữu Văn Dị, Phó trưởng khoa Y học xã hội và Giáo dục sức khỏe, Viện y tế Cộng đồng, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn.
1. Tránh "bệnh điều hòa"
Điều hòa chính là cái máy "thổi ra bệnh", muốn khỏe thì hãy tránh xa loại gió "nhân tạo" này. Nếu cơ thể đang có mồ hôi mà ngồi ngay vào phòng điều hòa thì ngay lập tức bạn sẽ mắc phải căn bệnh gọi vui là "bệnh điều hòa". Lý do là vì, khi cơ thể ra mồ hôi, lỗ chân lông sẽ mở rất rộng.
Đúng lúc đó, gió lạnh từ quạt hay điều hòa thổi vào người, sẽ nhanh chóng thâm nhập vào cơ thể thông qua cái cửa "thông thống" của lỗ chân lông, khiến cơ thể dễ dàng mắc cảm lạnh, đau nhức toàn thân, viêm khớp và các chứng bệnh khác.
Thi thoảng bạn về quê, nhìn thấy những cụ già đã cao tuổi nhưng rất khỏe mạnh. Bạn luôn nghĩ không hiểu sao đời sống thiếu thốn mà họ có thể khỏe như vậy. Đó chính là họ không mắc "bệnh điều hòa". Những người đó thường sống hòa mình với thiên nhiên, dùng gió trời để làm mát một cách chậm rãi, người sẽ ít bệnh tật.
Cách phòng tránh "bệnh điều hòa"
Sau khi ở môi trường bên ngoài bị nóng gây toát mồ hôi, tốt nhất bạn nên duy trì thêm ở môi trường không có điều hòa trong khoảng từ 10-20 phút để các lỗ chân lông hoàn toàn co lại, sau đó mới vào phòng điều hòa (khoảng 26 độ). Đừng bật quạt mạnh hay ngồi điều hòa ngay sau khi cơ thể đang có mồ hôi.
Đặc biệt, khi quá nóng, nam giới không nên tháo bỏ thắt lưng, còn phụ nữ không nên để gió thổi lùa vào phần phụ. Việc này theo Đông y lý giải là rất dễ khiến cho cơ thể bị bệnh tật tấn công từ "cửa sau".
Sau khi cơ thể đang vã mồ hôi , nếu cần uống nước, tốt nhất nên chọn nước ấm để uống. Nếu bạn uống nước lạnh thì chẳng khác nào tự chuốc lấy bệnh tật một cách cố ý.
2. Hãy ăn ngũ cốc để chăm sóc ngũ tạng
Người xưa có câu nói nổi tiếng, ăn ngũ cốc thì sống, thiếu ngũ cốc thì chết. Điều này nghe có vẻ không có gì mới, nhưng ẩn chứa sau đó rất nhiều ý nghĩa. Cơ thể muốn khỏe mạnh, buộc phải bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng. Tiếc rằng, con người ngày nay "ngại" ăn ngũ cốc, còn cho rằng các món này chỉ ăn vì thời xưa "khốn khó".
Nhớ lại thời kỳ trước đây, con người chủ yếu ăn ngũ cốc, nhưng sức khỏe của họ rất tốt, ít người mắc bệnh tim mạch. Điều đó có sự liên quan rất lớn đến thói quen ăn uống.
Làm sao để biết lựa chọn ngũ cốc phù hợp với sức khỏe?
a. Muốn chăm sóc gan: Ăn đậu nành , cao lương (hạt bo bo)
Hạt bo bo trước đây là thực phẩm quen thuộc để ăn "chống đói". Đông y đánh giá đây là loại hạt có tác dụng dưỡng gan và có lợi cho dạ dày, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Những người mắc bệnh tiêu chảy mãn tính cần thường xuyên ăn hạt bo bo để ổn định đường ruột.
Hạt bo bo khi chế biến thành miến có thể xào để ăn, người mắc bệnh dạ dày rất phù hợp để ăn món này. Ngoài ra, đậu nành là thực phẩm tốt cho gan.
b. Muốn chăm sóc tim: Ăn bột mì
Lúa mì hay bột mì được xem là món ngũ cốc tốt nhất cho tim. Nó còn được xem là món ăn quý giá nhất trong nhóm ngũ cốc.
Dùng bột mì nguyên cám để chế biến thành món ăn có thể giúp tiêu hóa tốt, loại bỏ tình trạng chán nản, dễ cáu giận. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh với những triệu chứng ra mồ hôi hoặc khó chịu thì có thể nấu cháo từ hạt lúa mì, hoặc rang thành nước uống thay trà.
c. Muốn chăm sóc thận: Ăn đậu đen
Đậu đen được gọi là "món ăn của thận", đậu đen có tác dụng dưỡng thận, kiện thân, giải độc, làm dịu các cơ quan trọng có thể, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh yếu thận, phù thũng.
d. Muốn chăm sóc phổi: Ăn gạo
Người mắc bệnh phổi nóng, nên nấu cháo gạo trắng để ăn trong ít ngày sẽ giúp phổi hạ nhiệt, nhuận phổi hiệu quả.
Nước cơm hay nước cháo được xem là "bảo bối" hỗ trợ bệnh phổi tuyệt vời, nên ăn uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
e. Muốn chăm sóc lá lách: Ăn kê
Kê được xem là thực phẩm tốt nhất trong nhóm ngũ cốc, có tác dụng bổ lá lách, ấm dạ dày. Những người có bệnh tì vị hư hàn có thể xem đây là món thực phẩm không thể thiếu trong bếp, xếp vào hàng thượng phẩm bổ dưỡng. Ăn cháo kê thường xuyên có thể bổ trung ích khí, kéo dài tuổi thọ.
Khi nấu nồi cháo kê, nên chú ý hớt những thìa váng nổi lên trên nồi cháo để ăn khi đói bụng, đó là cách tốt nhất để chăm sóc dạ dày và lá lách. Nên ăn vào buổi sáng và tối.
3. Mỗi ngày, nên ngủ đủ 2 giấc
Theo quan niệm của Đông y, con người là một thực thể thống nhất với tự nhiên, mỗi năm 4 mùa, mỗi ngày quay vòng như nhau, vạn vật vận hành theo quy luật vốn có của nó.
Do đó, Đông y khuyên rằng, mỗi ngày con người đều nên ngủ 2 giấc, giấc ban đêm và giấc giữa trưa, dù chỉ là chợp mắt bạn cũng nên duy trì thói quen này. Đây được xem là thói quen ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Từ 12 giờ đêm đến 1h giờ sáng là thời điểm âm khí thịnh nhất, dương khí bắt đầu hình thành, vì vậy đây là thời điểm bắt buộc bạn phải đang ở trong trạng thái ngủ sâu giấc, để cơ thể "nảy mầm" dương khí cho cả ngày hôm sau.
Từ 11h trưa đến 13h là thời điểm dương khí thịnh nhất, âm khí bắt đầu sinh ra. Trong thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi và ngủ ngắn tối thiểu 10 đến 30 phút. Không nên ngủ quá 45 phút.
Trong cả ngày 24h, 2 khung giờ trên là thời gian để cơ thể sinh dương khí và âm khí, giống như thời điểm cây nảy mầm.
2 khung giờ nêu trên, nếu bị bỏ lỡ không ngủ thì dù bạn có ngủ các giờ khác nhiều bao nhiêu đi chăng nữa cũng không nhận được thời điểm "vàng" tuyệt vời nhất để cơ thể tái sinh.
Không những thế, nếu phá vỡ thời gian đó, cơ thể sẽ rất dễ sinh bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, cơ thể khỏe hay yếu dựa vào đồng hồ sinh học chạy đúng hay lệch. Nếu ngủ sai giờ, hiệu quả sẽ không được như mong muốn.
GS Nữu Văn Dị, Phó trưởng khoa Y học xã hội và Giáo dục sức khỏe, Viện y tế Cộng đồng, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc
*Theo Health/Read

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Thế giới không cần thêm thuốc, nó chỉ cần thuốc tốt hơn

Ở Mỹ, nhất là trong ngành dược phẩm, không ai là không biết đến triệu phú gốc Việt David T. Hung. Hiện ông đang là CEO của một công ty dược có tiếng Axovant.
Khi được hỏi về kim chỉ nam làm nên thành công của bản thân, triệu phú gốc Việt trả lời đơn giản: Ưu tiên những giá trị mà bạn làm ra hơn là tiền bạc. “Lời khuyên mà tôi đưa ra cho mọi người là: có một sự khác biệt rất lớn giữa tạo ra của cải và tạo ra giá trị.
Rất nhiều nơi trên thế giới này vẫn cần những giải pháp về sức khỏe, môi trường, năng lượng và các vấn đề liên quan đến đói nghèo. Nếu bạn toàn tâm toàn ý giải quyết những vấn đề có ý nghĩa, bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền.
Tôi nghĩ, nếu bạn làm điều gì đó quan trọng cho thế giới, nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Nhưng đó không thể là mục tiêu đầu tiên. Mục tiêu nên là tạo ra những giá trị, và nếu bạn có thể tạo ra những giá trị thật sự, bạn có thể tạo ra của cải. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy nhiều người làm ngược lại điều đó“, CEO gốc Việt tiếp tục bình luận. Với ông, tiền bạc chính là phần thưởng chứ không phải là mục tiêu tối thượng khi lao động.
Để hiểu rõ hơn lời khuyên của ông Hung, chúng ta có thể nhìn qua một chút về sự nghiệp lẫy lừng của ông. Ông có bằng Tiến sỹ Dược của trường Đại học California và cử nhân sinh học của trường Havard College. Năm 2003, ông mở công ty Medivation, chuyên sản xuất thuốc chống ung thư, với kim chỉ nam: “Thế giới không cần thêm thuốc, nó chỉ cần thuốc tốt hơn“.

Ảnh : Ông Hung (giữa) trong một buổi hội thảo nội bộ Roivant Sciences