Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017
Người phụ nữ thông minh
Là con
gái, ra đường phải ăn mặc như công chúa, làm việc thì hãy giống đàn ông và sống
như một nữ thần
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017
Trần Nhân Tông một nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam
Trần Nhân Tông (1258 – 1308 ) là vị hoàng đế có học vấn uyên
bác, là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử,
Ông là một trong những vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của
Việt Nam, là người có công lớn đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285
và lần thứ ba năm 1287.
Di chúc của ông viết cách đây hơn 700 năm mà đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Dân tộc ta đời này qua đời khác đã thực hiện di chúc của ông
“Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào
tay kẻ khác”.
Ông là người lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được gọi là Phật
Hoàng, đánh dấu sự ra đời Phật Giáo Việt Nam chính thức có tông phái riêng, nền
tảng triết lý, hành đạo riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã thống nhất các Thiền phái tồn tại ở Việt Nam
trước đó về một mối.
“Cư trần lạc đạo” nghĩa là ở đời mà vui đạo, là giác ngộ ngay
giữa cuộc đời, giác ngộ không phải xa lánh cuộc đời hay quên đời. Triết lý “Cư
trần lạc đạo” của đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đã, đang và sẽ trường tồn
cùng dân tộc.
Di sản Trần Nhân Tông như viên ngọc báu để lại cho muôn đời dân
Việt mà ta chưa khai thác được để xây dựng đất nước, nhưng nay thiên hạ lại lo
tổ chức lễ hội Yên tử thật hoành tráng, Yên Tử hoang sơ với vẻ đẹp tự nhiên
cuốn hút đã trở thành Yên Tử "hiện đại", người thì vui chơi cầu tài,
cầu may, kẻ thì chuyên lo kiếm tiền, ồn ã hàng quán kinh doanh, hành hương chen
chúc...
Tượng Phật hoàng
Trân Nhân Tông
Khai mạc lễ hôị Yên
tử năm 2015
Khai mạc lễ hôị Yên
tử năm 2017
Múa khai xuân lễ hội
Yên tử 2017
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD
Trần
Nhân Tông là một nhân vật thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, đã
tỏa sáng ra cả thế giới đương đại.
VIỆN
TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Viện
được thành lập vào năm 2012 do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học
Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas
Patterson làm chủ tịch.( Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu
Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên
cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu )
Viện
Trần Nhân Tông tự đặt cho mình sứ mạng tìm hiểu về cuộc đời và ảnh hưởng của
một nhân vật, được coi là thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, và
hy vọng mang lại các bài học, giải pháp để ngăn ngừa và hóa giải các xung đột
đương đại.
Mục
đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm
1. Tổ
chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản
các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình,
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống,
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống,
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
Giáo sư
Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một
số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân
Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một
giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Giải
thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên « Trần Nhân Tông Hòa giải
và Yêu thương »
Ngày
19-6-2012, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội
nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này đã được tổ chức vào ngày
22-9-2012 tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch
giải thưởng này.
Giải
thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của
mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại,
xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối
xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ
và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.
Nói về
ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật
Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn
đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được
thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết
được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.
Nhạc
trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt
tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc
“Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel
Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.
Ảnh :
Huy chương giải thưởng Trần Nhân Tông
5 nhà khoa học Việt lọt vào top 3000 ảnh hưởng nhất thế giới
Ngày 16/11/2016 Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về
theo dõi và công bố thông tin tri thức đã công bố danh sách 3.266 nhà khoa học
thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ảnh hưởng nhất thế
giới năm 2016.
Mỹ đứng đầu 1.500 nhà khoa học,
Anh 360 nhà khoa học.
Singapore 27 nhà khoa học.
Anh 360 nhà khoa học.
Singapore 27 nhà khoa học.
Malaysia 6 nhà khoa học.
Việt Nam 5 nhà khoa học.
Thái Lan 3 nhà khoa học.
Việt Nam 5 nhà khoa học.
Thái Lan 3 nhà khoa học.
Trung Quốc 136 nhà khoa học.
Hồng Kông 25 nhà khoa học.
Đài Loan 19 nhà khoa học.
….
Trong số 5 nhà khoa học Việt, có 4 người sinh sống và làm việc ở nước ngoài :
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ TPHCM)
2. GS.TS Nguyễn Sơn Bình (Đại học Northwestern, Mỹ).
3. GS.TS Võ Văn Ánh (Đại học Công nghệ Queensland, Australia),
4. GS.TS Nguyễn Thục Quyên (Đại học Univ Calif Santa Barbara, Mỹ)
5. TS Trần Phan Lam Sơn (Viện nghiên cứu Riken, Nhật Bản).
Hồng Kông 25 nhà khoa học.
Đài Loan 19 nhà khoa học.
….
Trong số 5 nhà khoa học Việt, có 4 người sinh sống và làm việc ở nước ngoài :
1. PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (Đại học Công nghệ TPHCM)
2. GS.TS Nguyễn Sơn Bình (Đại học Northwestern, Mỹ).
3. GS.TS Võ Văn Ánh (Đại học Công nghệ Queensland, Australia),
4. GS.TS Nguyễn Thục Quyên (Đại học Univ Calif Santa Barbara, Mỹ)
5. TS Trần Phan Lam Sơn (Viện nghiên cứu Riken, Nhật Bản).
Ảnh : Hàng trên GS.TS Nguyễn Sơn Bình, GS.TS Nguyễn Thục Quyên
hàng dưới GS.TS Võ Văn Ánh và PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017
Đi lễ chùa và cầu nguyện
Đi lễ chùa và cầu nguyện
“Thế
giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Chỉ cần bước qua
ngưỡng cửa Tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên
ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu, thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ
cho tâm tịnh”.
Khi vào
chùa, nghe tiếng chuông, tận hưởng không khí tịch mịch và ngửi thấy mùi nhang
trầm, tâm sẽ tĩnh lại và từ đó suy nghĩ được nhiều điều thấu đáo hơn.
Tu Phật
không phải hướng ngoại mà cầu, mà là hướng vào chính bản thân mình, khơi dậy
thiện niệm để Phật tính vốn sẵn có trong con người được khởi phát. Khi lên
chùa, người đi lễ không nên “tham, sân, si”, cầu xin tiền tài. Trong đạo lý nhà
Phật có dạy rất rõ, cần tránh xa lòng tham và sự mê đắm vật chất, cần phải buôn
bán làm ăn chân chính ngay thẳng…
Cho
nên, đi lễ chùa vốn chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người, cầu
sức khỏe và sự bình an cho chính bản thân.
Thông
qua con đường cầu nguyện, mỗi cá nhân như được tiếp thêm năng lượng để làm cho
cuộc sống bản thân lạc quan, yêu đời hơn và cá nhân đó có thêm sức mạnh niềm
tin hơn vào cuộc sống.
Cầu
nguyện trong Phật Giáo được xem là sợi dây vô hình có thiết lập tình thân
thương giữa người cầu nguyện và người được hướng đến trên tinh thần từ bi và
trí tuệ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)