Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Nguyễn Thị Duệ - Nữ Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam


Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương.
Người dân Hải Dương đến nay vẫn kể cho nhau nghe những câu chuyện về tài năng của bà Duệ. Năm 10 tuổi bà đã biết làm văn bài, được bà con trong làng vô cùng kính phục. Là một người hiếu học song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi. Năm Giáp Ngọ (1594) nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Vậy là, tròn 20 tuổi bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Công trạng để đời
Nguyễn Thị Duệ không chỉ là nữ tiến sĩ duy nhất của khoa bảng phong kiến Việt Nam mà bà còn có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội, tất cả bài vở đều qua tay bà chấm chọn. Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại.
Nguyễn Thị Duệ được coi là người khởi đầu hình thức đào tạo từ xa của đất nước. Bà soạn ra các bộ đề thi rồi gửi về địa phương để tổ chức thi. Sau khi kết thúc, bài thi sẽ được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Bà cũng khuyến khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học, đề cao các nhân tài giúp nước. Đó là hình thức khuyến học đầu tiên của nước ta.
Sinh thời, Nguyễn Thị Duệ viết nhiều văn thơ, nhưng trải qua những biến động của lịch sử nên bị thất lạc hết. Về già, bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Sau khi mất, bà được triều đình ban sắc phong, cho đúc tượng, dựng bảo tháp, khắc bia, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần.
Tháp mộ Nguyễn Thị Duệ được đặt trên đỉnh một quả đồi cạnh núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương). Trong Hậu cung Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương, bà được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, ngoài trời và một hoặc nhiều người
Ảnh: Văn miếu Mao Điền Hải Dương- Nơi Nguyễn Thị Duệ được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam


Hai thời đại Lý – Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta

Khả năng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của hai triều đại Lý – Trần là điều quá sức tưởng tượng.

Các chiến tích của triều Lý – Trần là hai lần chiến thắng quân Tống và ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Những chiến tích đó là minh chứng cho hệ thống “binh hùng tướng mạnh” đoàn kết một lòng từ trên xuống dưới.

Một nước nhỏ như Đại Việt đã thắng nhiều lần đế quốc phương Bắc với đạo quân tinh nhuệ từng đánh sang cả châu Âu. Làm được điều này thì tướng phải thực tài, binh phải thực mạnh người lãnh đạo phải cực kỳ thông minh, khôn khéo mới có thể làm được.

Hai thời đại Lý – Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Sự ổn định lãnh thổ và cơ hội tách dần khỏi văn minh người Hán. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – bấy giờ là đế quốc, bá chủ thế giới.

Ảnh : Chùa Yên Tử nơi Trần Nhân Tông lên tu, lập ra trường phái Trúc Lâm, là lúc Phật giáo lên đỉnh cao trong lịch sử đất nước.


Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Thực phẩm với sức khỏe con người và trái đất

"Những thứ chúng ta ăn có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cá nhân và môi trường toàn cầu."
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ bằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ và tăng thêm lượng rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày, tính đến năm 2050 thế giới có thể ngăn chặn được vài triệu cái chết mỗi năm, giảm thiểu đáng kể lượng khí thải đang làm nóng trái đất, và tiết kiệm được hàng tỉ USD mỗi năm trong chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe và biến đổi khí hậu.
Những chế độ ăn uống không cân bằng là nguyên nhân chính gây ra những áp lực lớn lên sức khỏe con người trên toàn thế giới, đồng thời hệ thống sản xuất thực phẩm hiện nay đang chịu trách nhiệm cho hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính toàn cầu, theo Tiến sĩ Marco Springman từ Chương trình Martin Oxford về Tương lai của Thực phẩm tại Đại học Oxford (Anh).
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford đã phân loại tác động của 4 chế độ ăn uống tính đến giữa thế kỷ 21:
- Chế độ 'thông thường'
- Chế độ tuân theo hướng dẫn dinh dưỡng toàn cầu bao gồm đảm bảo lượng rau quả tối thiểu và hạn mức thịt đỏ cho phép, tính toán lượng đường và tổng lượng calories
- chế độ ăn chay bán phần (vegetarian)
- Chế độ ăn thuần chay (vegan).
Việc áp dụng chế độ ăn uống tuân theo những hướng dẫn toàn cầu trên có thể giảm thiểu 5.1 triệu ca tử vong mỗi năm, tính đến năm 2050, trong khi con số đó sẽ giảm được 8.1 triệu người nếu chúng ta sống trong một thế giới thuần chay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này là không dễ dàng. Để đạt được một chế độ ăn uống tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo trên đòi hỏi phải tăng thêm 25% lượng rau quả và cắt giảm 56% lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn trên toàn thế giới.
Nhìn chung con người sẽ phải cắt giảm 15% lượng calories tiêu thụ.
"Chúng ta không kỳ vọng cả thế giới sẽ trở thành những người thuần chay", nhưng sự biến đổi khí hậu hiện đang ảnh hưởng tới hệ thống thực phẩm khó mà giải quyết được chỉ với những tiến bộ trong công nghệ. Việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn có thể sẽ là một bước tiến đúng đắn."

Mọi người sẽ cần phải chuyển sang ăn chay nếu thế giới muốn chinh phục khí hậu thay đổi, theo lời của một cơ quan hàng đầu về hâm nóng toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Thời Đại, Lord Stern tại Brentford nói: “Thịt là một nguồn sử dụng nước đầy lãng phí và gây ra rất nhiều khí nhà kính. Điều đó đặt áp lực rất lớn lên trên tài nguyên của thế giới. Ăn chay tốt hơn.”

Con người vốn không phải là động vật ăn thịt, cấu tạo hệ thống tiêu hóa từ hàm răng, chất dịch vị cho đến bộ ruột đều không phù hợp để ăn thịt cho nên ăn chay là hợp lẽ tự nhiên nhất, sức khỏe sẽ tốt hơn, cuộc sống hài hòa hơn và ít bạo lực hơn.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Linh mục Romano Zago chữa bệnh ung thư

Linh mục Romano Zago rất nổi tiếng đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư
Linh mục Romano Zago (SN 1932, tại tỉnh Lajeado, Brazil) và được chỉ định làm mục vụ tại Thánh địa Bethalem. Từ nhiều năm nay, Linh mục Romano Zago rất nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, mặc dù ông không phải là bác sĩ, cũng không phải là thầy pháp.

Linh mục Romano Zago 
Trong cuốn sách “Ung thư có thể chữa được”. của Linh mục Romano Zago thật đơn giản khó tin, hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tiền liệt…
Việc nghiên cứu và chữa trị thành công cho bệnh nhân mắc ung thư của Linh mục Romano Zago đã gây ngạc nhiên cho giới y khoa trên thế giới.
Công thức kỳ diệu để điều trị nhiều bệnh ung thư này đã được ông ghi rõ vào cuốn sách “Cancer can be cured” với mong muốn truyền công thức này cho mọi người tên toàn thế giới. Thật kì lạ và khó tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…


Cuốn sách “Cancer can be cured” 
Linh mục Zago nói, ông đã học được của người dân nghèo Brazil cách sử dụng nhiều loại cây cỏ để chữa bệnh. Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với xi rô lô hội dẫn tới mọi tế bào trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể, vừa nuôi dưỡng tế bào, vừa chữa lành mọi vết thương và vừa lọc máu.
Bình thường việc chữa bệnh kéo dài khoảng 10 ngày. Uống trên 10 ngày nên đi khám bệnh lại để xem bệnh tình ra sao, và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị.
Nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bình thường bệnh nhân sẽ cảm thấy khá ngay sau đó. Vì thuốc cây lô hội này trị được tất cả mọi bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư bao tủ, ung thư ruột và cả ung thư máu nữa…
Linh mục Zago cho biết, lô hội có tất cả trên 300 loại nhưng loại dùng để chữa bệnh tốt nhất là cây lô hội có lá hình thon, vỏ mầu xanh lá cây tươi và có đốm trắng (không nên dùng loại lá có màu xám và đốm trắng), hai bên có gai nhọn nhưng rất mềm, lá dài trung bình từ 30 đến 50cm, chiều cao 60 đến 90cm, bên trong là chất thạch trắng. Lô hội là loại thực vật chứa chất oxy mạnh, có đến 40% chất chống ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác.
Với công thức đơn giản mà kỳ diệu để đánh bật tế bào ung thư này, Linh mục Romano Zago đã chữa thành công cho rất nhiều bệnh nhân như trường hợp của Thư ký của trường Thánh địa Bethelem bị ung thư cổ họng. Chỉ 2 tháng sau khi dùng xi rô lô hội do Linh mục Zago làm, ông Thư ký đã khỏi bệnh, nói được và làm việc bình thường trở lại.
Hay như trường hợp của chú bé Geraldito người Argentina chỉ mới 5 tuổi đã mắc bệnh ung thư máu. Đây là ca chữa bệnh cảm động nhất mà Linh mục Romano Zago còn nhớ cho tới tận giờ. Sau khi tìm đủ cách chữa trị cho Geraldito mà không hiệu quả, cha mẹ em đưa em sang thăm Thánh địa Bethelem để cầu xin Chúa Giê Xu Cứu Thế, biết đâu hy vọng Chúa sẽ thương xót mà chữa lành bệnh cho đứa con yêu.
Tại đây song thân em tình cờ gặp Linh mục Romano Zago. Linh mục đề nghị cha mẹ của em sử dụng thử phương thuốc chữa bệnh của Linh mục trong vòng hai tháng. Rất may là bé Geraldito hợp tác, ngoan ngoãn uống xi rô lô hội do Linh mục Romano xay cho.
Nhưng vào trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các bác sĩ chữa trị cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu. Chính Linh mục Romano Zago đã kể lại các vụ chữa bệnh công hiệu trên đây cho nguyệt san Thánh Địa để cho mọi người biết rằng có thể chữa khỏi bệnh ung thư với các chất liệu đơn sơ mà tạo hóa đã dựng nên trong thiên nhiên để ban bố cứu giúp con người.
Lá Lô hội
Công thức từ lô hội và mật ong chữa ung thư:
Cách làm:
Công thức đơn giản gồm: Hai lá lớn hoặc ba lá nhỏ cây lô hội tươi (chừng 1kg), nửa cân mật ong thiên nhiên nguyên chất và 3 hay 4 muỗng canh rượu trắng mạnh hoặc rượu vodka hoặc rum, whisky.

– Dùng dao cắt bỏ đi gai hai bên của nha đam, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố, thêm mật ong và rượu vao. Xay thật nhuyễn 3 thành phần lại với nhau.
Hỗn hợp thu được, đổ vào trong hũ nhựa hoặc thủy tinh có màu tối, bảo quản trong tủ lạnh.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước bữa ăn 30 phút, lắc thật đều trước khi sử dụng. 10 ngày một liệu trình, uống hết nghỉ nơi 5 ngày rồi tiếp tục. Trước khi dùng phải lắc khuấy đều lên,
Trong quá trình uống hỗn hợp trên nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa chất béo, sữa, sản phẩm từ sữa, đồ ăn ngọt…
Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây tươi, gừng, hành tây…vào thực đơn hàng ngày. Người khỏe mạnh và để ngăn ngừa bệnh ung thư, nên uống mỗi năm một lần với một loạt trị liệu 10 ngày như cách chỉ dẫn ở trên.

Trên thực tế, hỗn hợp này tuy chưa được bất cứ tài liệu y khoa nào chứng nhận nhưng nó cũng được cho là vô cùng lành tính, tốt cho sức khỏe đặc biệt là da và phổi.


Bài thuốc bí truyền chữa ung thư của bác Hy Râu

Bài thuốc bí truyền chữa ung thư của bác Hy Râu


Một bệnh nhân bị ung thư thực quản, hy vọng sống rất mong manh dù chấp nhận tốn kém để xạ trị, chỉ bằng một bài thuốc dân gian đơn giản đã tự chữa với kết quả khả quan.
Đó là bác Trần Văn Hy – biệt danh Hy Râu – nhà ở số 188 đường Nguyễn Công Trứ TP Buôn Ma Thuột, người mấy năm qua đã liên tục lui tới các bệnh viện Các chuyên gia đầu ngành hội chẩn, đưa lên bàn nội soi và phát hiện bác bị ung thư thực quản. Những diễn biến này đã được Báo Tiền Phong số 60 ra ngày 24/3/2004 phản ánh qua bài “Vì sao bác Hy Râu rụng râu tóc ?”, chốt lại ở đoạn lãnh đạo bệnh viện ngồi lại cùng bác Hy bàn bạc xem chọn cách nào điều trị cho hiệu quả …
Ở thời điểm đó thể trạng bác Hy đã rất suy kiệt. Các bức ảnh nội soi cho thấy khối u như một con đỉa lớn bám dài và chẹn gần kín thực quản khiến bác không còn ăn uống bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn.
Các giáo sư, bác sĩ lãnh đạo BV Y Dược, Chợ Rẫy đều khẳng định với bác Hy : phương pháp tối ưu và duy nhất trong trường hợp này là đặt ống tiếp nhận thực phẩm để nuôi cơ thể, khi sức khỏe ổn định sẽ bắt đầu xạ trị. Bác Hy hỏi dò thì được biết: Điều trị cách này tốn chừng 150 triệu đồng, nhưng “5 sống 5 chết” nhất là ở tuổi cao như bác.
Bác suy nghĩ: Nếu chữa khỏi thì 150 triệu đối với gia đình 1 vợ 13 đứa con đều đã phương trưởng thành đạt của bác không là “vấn đề” gì. Nhưng tới tuổi này mà còn phải nuốt bằng ống, chịu đựng các tia xạ độc hại thật khổ sở! Bác tự hỏi những trường hợp bệnh nhân nghèo, phải tốn kém vậy họ phải bó tay đầu hàng hết sao? bác do dự chưa quyết định được trong khi sức khỏe bác thì ngày càng suy sụp.
Vận may bất ngờ, trong lúc bác buồn chán giở lại tập giấy với các bài thơ cũ ra xem, bất chợt bắt gặp tờ giấy chép mấy bài thuốc chữa nhiều loại bệnh từ 5 năm trước của một người bạn (nay đã qua đời) gửi tặng song lúc khỏe bác chẳng để ý.
Giở bài “Thuốc bí truyền chữa bệnh ung thư” thấy quá đơn giản, mấy dòng chữ giới thiệu cho biết đây là phương thuốc dược thảo thiên nhiên do một tù nhân Trung Hoa hiến lại cho đời trước khi bị xử tử, tuy đơn sơ nhưng “chữa được mọi chứng bệnh nội thương ngoại cảm mà đặc biệt là các loại ung thư.
Một mặt nó giúp ta đề phòng bệnh tật, tăng cường sinh lực, kháng độc, miễn nhiễm. Mặt khác nó có thể trị dứt các chứng bệnh ung thư vú, lở loét nơi dạ dày, ruột gan, dạ con, tử cung, não, phổi. Đối với bệnh ung thư nặng có lở loét sau khi uống nếu đại tiểu tiện có ra máu mủ là dấu hiệu tốt…”.
2 vị thuốc này khá dễ tìm, song ở Buôn Ma Thuột bác Hy mua vừa mắc vừa mốc nên phân công cho cậu út tới các quầy thuốc đường Hải Thượng Lãn Ông, chợ Lớn TP Hồ Chí Minh mua mỗi thang có 8.000đ, gửi lên.
Ngày 17/5/2004, bác xuống BV ĐH Y Dược nội soi dạ dày, phiếu ghi : “Đoạn thực quản giữa cách cung răng 28 cm là 1 khối u cứng nham nhở dễ chảy máu làm hẹp lòng thực quản, không luồn máy qua khối u được”. Ngày 18/5/2004 bác bắt đầu sắc thuốc uống.
Những chén đầu tiên, vì phải nhỏ từng giọt vào cổ, bác uống cả buổi mới hết. Thấy đại tiểu tiện ra máu mủ giống như lời dặn, đến thang thuốc thứ 6 đã nuốt nhanh được, bác mừng, tạm ngưng, xuống BV Chợ Rẫy nội soi lại, phiếu ghi : “Cách cung răng từ 28-33cm có 1 khối u sùi to, bở, dễ chảy máu, làm hẹp lòng gần hoàn toàn. Giữa khối sùi có 1 lỗ giống đường dò”.
Bác uống tiếp. Các kết quả nội soi sau đó cho thấy khối u nhanh chóng teo lại, rồi tiêu biến hết vào cuối năm 2004, chỉ để lại vết sẹo trong thực quản sau khi bác uống hết 40 thang thuốc, tổng cộng có 320.000 đồng. Bác Hy khỏe hẳn, lên cân đều đều nay đã 57 ký, da dẻ hồng hào, tóc râu mọc lại. Và bác lại làm thơ, sáng tác nhạc, tới lui chơi với các “thi sĩ” câu lạc bộ Bốn Mùa…
Bác cẩn thận dặn: Phương thuốc bí truyền đó đối với tôi quả là tuyệt vời hiệu nghiệm. Tôi có phổ biến cho vài người, họ uống thấy cũng hiệu quả lắm. Nhưng thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người nọ, vả chăng bài thuốc chưa được giới chuyên môn kiểm chứng, nên để các nhà khoa học chú ý mà nghiên cứu, hồi âm. Bài thuốc mà được công nhận, phổ biến rộng rãi thì đỡ cho bệnh nhân ung thư, nhất là bệnh nhân nghèo biết bao nhiêu.
Toa chỉ gồm 2 vị:
Bán chỉ liên 1 lạng, Bạch hoa xà thiết thảo 2 lạng.
 
Hướng dẫn: ngâm, rửa sạch đất cát, cho vào siêu nấu cho sôi bùng, đảo thuốc rồi vặn lửa riu riu sao cho trong gần 2 tiếng đồng hồ từ 4 chén nước cạn còn 1 chén. 1 thang sắc 2 lần sáng chiều, uống nguội lúc bụng đói.
Chú thích (người viết):
1. Liều lượng trong đơn thuốc ghi theo đơn vị đo lường cổ, “1 lạng” tương đương 31,25g ngày nay.
2. Do “tam sao thất bản”, tên các vị thuốc đã thay đổi đôi chút so với tên gốc. “Bán chỉ liên” đọc chính xác là “Bán chi liên” (“chi” không có dấu hỏi, có nghĩa là “cành cây”), “Bạch hoa xà thiết thảo” đọc đúng là “Bạch hoa xà thiệt thảo” (“thiệt” có dấu nặng, là “cái lưỡi”, “Bạch hoa xà thiệt thảo” có nghĩa là “cỏ lưỡi rắn hoa trắng”).