Vua Tự Đức thời trẻ, người đứng bên phải có thể là Phan Thanh Giản
Hồng Bảo chỉ
thích ham chơi, không tu rèn kinh sử. Trong khi đó người em trai của mình là
Hồng Nhậm lại cần mẫn và có trí mưu cầu việc lớn. Thế nên trước khi băng hà,
vua Thiệu Trị đã lập di chúc truyền ngôi báu cho Hồng Nhậm. Quá bất mãn trước
bản di chúc của vua cha, Hồng Bảo đã lôi kéo nhiều bè phái, lập mưu đồ lật đổ
em trai của mình là vua Tự Đức.
Âm mưu của Hồng
Bảo phát lộ, Vua Tự Đức đã “xử” Hồng Bảo bằng cách dùng 106 câu thơ nói về tính nhân nghĩa của vua-tôi, của tình máu mủ để cảm
hóa. 3 tên phản nghịch theo Hồng Bảo khi ấy là Trần Phúc, Lê Trùng, Nguyễn Lực
cũng được vua Tự Đức cảm hóa bằng lòng nhân từ rồi tha bổng.
Đã được ân
chuẩn, tha cho tội phản nghịch nhưng vài năm sau đó, Hồng Bảo lại tiếp tục cùng
các bè phái của mình lật đổ vua Tự Đức. trong sách Đại nam thập lục có ghi: Các
quan trong triều đều muốn xử chém ngay nhưng vua Tự Đức vẫn dùng thơ để cảm hóa
trước, không được mới quyết liệt xử sau.
Đó là vào
năm Giáp Dần 1854. Hồng Bảo không sửa chữa mà còn mưu phản nghịch. Khi bị giam
vào ngục đã thắt cổ tự vẫn. Con trai, con gái của Hồng Bảo đều bị tước hết bổng
lộc, chức tước. Những kẻ dự mưu cùng Hồng Bảo như Tôn Thất Bật, Đào Trí Phú…
không hối cải, vua đã cho ngồi đối thoại để nhận ra lỗi lầm nhưng vẫn lao vào
bụi tối nên bị lăng trì xử tử, tịch thu mọi gia sản, nô tì…”
Tiếp tục sau
đó, Tôn Hải là một võ tướng cũng phạm tội phản nghịch. Nhưng không như các ông
vua khác mang ra chém ngay mà vua Tự Đức gọi Tôn Hải đến dùng cơm cùng nhà vua
sau đó bắt Tôn Hải phân tích rõ lí do phạm tội rồi mới xử.
Trong các vụ
xử này, có lẽ với Hồng Bảo là vua Tự Đức nhói buốt tâm can nhất vì đó chính là
anh em ruột của mình. Trong lúc cho an táng Hồng Bảo ông có ngâm hai câu thơ
rằng: Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẻ/ Mà nỡ đau thương cốt nhục này… Sau này
hậu thế và nhiều người chép sử cũng đánh giá rất sâu sắc và ấn tượng về cách xử
án thấu tình này của vua Tự Đức.
ST