Prômêtê và loài người
Prômêtê
(Prométhéo, tiếng Hy Lạp: người tiên đoán)
Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần. Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hết sức vắng vẻ. Không muốn để tình cảnh buồn tẻ đó kéo dài, bữa kia hai anh em Prômêtê và Êpimêtê (Épiméthée, tiếng Hy Lạp: người lơ đễnh, đãng trí, đần độn) được các Thần tạo ra cho thế gian thêm nhiều nhiều cái gì đó để cho cuộc sống đông vui.
Cậu em,
Êpimêtê mừng quá, tranh ngay lấy đất và nước nhào nặn ra, trước hết, là các
loài vật và ban cho mỗi con vật một đặc ân của thần, một "vũ khí" để
có thể phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. Con thì
được ban cho ân huệ chạy nhanh như gió. Con thì có đôi mắt sáng xanh nhìn thấu
cả đêm đen. Con thì có thân hình khổng lồ mạnh khỏe hết chỗ nói. Có con thân
hình bé nhỏ nhưng lại có nọc độc gớm ghê. Con thì xuống nước không chìm, con
thì trèo leo thoăn thoắt... Tóm lại mỗi con vật, mỗi giống loài đều có "vũ
khí" cần thiết để sống được ở thế gian.
Công
việc làm xong xuôi, Êpimêtê gọi anh là Prômêtê đến để xem xét lại. Mọi việc đều
tốt, nhưng xem kỹ ra thì tai hại thay, còn sót lại một con, một con mà chàng
Êpimêtê đần độn lại quên mất chẳng ban cho một đặc ân, một thứ "vũ
khí" gì. Đó là con người! Một con người, nhưng hoàn toàn trần trụi.
Làm thế
nào bây giờ? Làm thế nào để con người sống được ở thế gian khi các "nguyên
liệu" đặc ân đã sử dụng phân phối hết rồi? Con người sẽ sống thế nào trước
các con vật: hổ, báo, voi, sói, ... là những con vật đã được sáng tạo hoàn hảo?
Và rồi còn phải đương đầu với nắng, mưa, bão tố,... biết bao biến thiên, tai
họa khôn lường?
Prômêtê
đã nghĩ như thế. Và vị thần có bộ óc thông minh, quyết sửa chữa bằng được cái
thiếu sót của chú em lơ đễnh, đần độn. Prômêtê đã làm cho con người mạnh hơn
hẳn con vật để nó có thể sống được trong thế gian này.
Prômêtê
liền băng ngay lên bầu trời cao xa tít tắp, lấy cắp lửa của thần Zeus (Mặt
Trời) châm vào ngọn đuốc của mình đem xuống trao cho loài người. Và thế là từ
đó, thế gian, mặt đất lúc nào cũng rực cháy ngọn lửa của Prômêtê ban cho.
Con
người thoát khỏi cảnh sống tăm tối, giá lạnh, đói khát. Ngọn lửa trở thành
người bạn thân thiết, người bảo vệ chắc chắn nhất, một vũ khí mạnh nhất của
loài người. Ngọn lửa của con người hơn hẳn bộ lông dày, hàm răng sắc, cặp móng
nhọn, thân hình đồ sộ, khỏe mạnh, tài bay cao, nhìn xa, chạy nhanh như bất cứ
con vật nào.
Từ đó,
con người biết tạo ra khí cụ để thay thế cho khả năng thiên nhiên độc nhất. Và
với ngọn lửa của Prômêtê, con người, thế hệ này qua thế hệ khác, tạo dựng cuộc
sống của mình ngày càng văn minh hạnh phúc hơn.
Tuy
nhiên sáng tạo đi liền với tự do, mất tự do thì không còn sáng tạo, và ngừng
sáng tạo là chấm dứt văn minh.
Bức họa
của Jacob Jordaens, c. 1640 : Prometheus là một vị vị thần khổng lồ là người đã
cướp ngọn lửa từ thần Zeus và trao nó cho loài người. Zeus đã trừng phạt ông
bằng cách buộc ông vào một tảng đá để một con đại bàng ăn gan của ông hàng
ngày.