Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Quà giáng sinh – O. Henry


Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa.Không hề có sự nhằm lẫn,chỉ có một đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh. 

Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, Jim ở thành phố NEW YORK. 

James may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô.

Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa.Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh. 

Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên. 

Cho đến bây giờ, Jim chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh. Thứ còn lại là mái tóc của Della. 

Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát. 

Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu 'Madame Eloise'.Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ 'Eloise' nào cả. 

Della cất tiếng hỏi: 'bà mua tóc tôi không?' 

'Tôi chuyên mua tóc mà', bà ta đáp và bảo: 'hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi' 

Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống. 
'Hai mươi đồng' bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả. 

Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi. Della nói. 
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó. 

Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại. 

Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: 'mình có thể làm gì với nó đây?'. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. 'Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!'. Cô tự nhủ : Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?

Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim. 

Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy, nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói 'giáng sinh vui vẻ', em có một món quà rất hay cho anh này!” 

Em đã cắt mất tóc rồi à?  Jim hỏi 

Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!  Della nói. 

Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: em nói là em đã bán tóc à? 

Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim? 

Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: anh yêu em Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra, em sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy. 

Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa! 

Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. 'Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim', nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng mua tặng cho Jim và chạy đi lấy. 

Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.

Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói: Della hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu. 

...đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ Jim và Della trong đêm Noel.


Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

SUY NGẪM TÌNH NGƯỜI

Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè, cho dù bạn đó chỉ là 1 con vật!
Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật rất nổi tiếng. Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.

Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm 2016 tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.
Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ: 1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị sốt . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu làm cho sưng và sốt.
Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.
Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày, nhưng không được chấp thuận.
Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không cứu được.
Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu. Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao, nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.
Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa, xuống xin lỗi Ban Giám Khảo, xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.
Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là 1 con súc vật.

Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo. Nhiều người nói “Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và 1 chú ngựa” .


Ảnh : Cô Adelinde và chú ngựa Parzival

Bảy tội lỗi xã hội

Mahatma Gandhi đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy tội lỗi xã hội (Seven Social Sins) mà ông đã viết ra từ năm 1925 :
1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work)
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Please without conscience)
3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character)
4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics)
5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity)
6. Có tôn giáo mà không thờ phượng (Religion without sacrifice)
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)
Đối chiếu lại thực tế những gì quanh ta, có thể nói ở đâu người ta cũng đều phê phán các biểu hiện của 7 tội lỗi này, nhưng trong xã hội ta nó chẳng những không được đẩy lui bớt mà ngược lại ngày càng nặng nề thêm.


Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Lòng thiện cao quý nhất của con người đó là cho đi mà không đón chờ nhận lại.

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: ” Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái sẵng giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.

Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Sự phong phú của cuộc sống đôi khi nằm ở những điều nhỏ nhất, và thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.

Thomas Jefferson tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ

"Độc lập muôn năm", và "Thomas Jefferson vẫn sống". Lời hấp hối của John Adams người bạn cũ và cũng là đối thủ chính trị của Jefferson.
Thomas Jefferson (1743-1826) là một con người tài năng. Ông là tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, một trong những 'người cha lập quốc' của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là vị tổng thống thứ ba của đất nước này.
Thomas Jefferson là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên được bầu trong cuộc tranh cử lưỡng đảng, vị đầu tiên tuyên thệ nhậm chức tại Washington, D.C. và làm việc tại Tòa Bạch Ốc.
Năm 1800, ông đắc cử Tổng thống Mỹ và có những nỗ lực đáng kể trong việc củng cố sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Năng lực lãnh đạo vượt trội cùng những chính sách chính trị tài ba. Thomas Jefferson được giữ lại Chính phủ Mỹ trong suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Sau đó, ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập Trường Đại học Virginia. Ngôi trường đại học danh tiếng này luôn được người đời sau đánh giá là một trong những công trình quan trọng nhất của cuộc đời Tổng thống Thomas Jefferson.
Thomas Jefferson duy trì thói quen đọc sách suốt 83 năm cuộc đời mình. Đã từng có lần ông tuyên bố: “Tôi không thể sống thiếu sách được”.
Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có khắc ghi những thành tựu vẻ vang nhất trong cuộc đời mình: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của Trường Đại học Virginia".

Ảnh : “khi dân sợ Chính phủ thì lúc đó xuất hiện bạo chúa; Khi Chính phủ sợ dân lúc đó có tự do.” Cố Tổng thống Mỹ. Thomas Jefferson


“Mẹ, rửa chén đi nhé…”: Bài học hiếu thảo của vị giáo sư già.

Con cái luôn là nỗi bận tâm của cha mẹ, dù cha mẹ có già đi thì họ vẫn muốn là chỗ dựa của con cái.
Khi còn học đại học, một lần, mấy sinh viên rủ nhau về nhà giáo sư chủ nhiệm liên hoan sau lần cả lớp chia tay nhau về các tỉnh thực tập. Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên mâm bày la liệt bát đĩa bẩn. Mấy em sinh viên nữ vội vàng xắn tay áo lên định bê mâm bát đi rửa nhưng giáo sư mỉm cười ngăn lại:
-Đừng vội, có người rửa đây này!
Giáo sư đem bát đĩa bỏ vào bồn rửa, trước tiên ông dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng tiến về phía người mẹ già 70 tuổi nói:
-Mẹ, rửa chén đi nhé… 
.
Các sinh viên đứng đó, ngẩn ngơ, không hiểu vì sao một người thanh tao, nho nhã như ông lại có thể đối xử với người mẹ đã lớn tuổi như thế. Nét mặt ai cũng hốt hoảng và nghi ngờ, không tin vào những gì mình chứng kiến.
Nhưng người mẹ già của giáo sư thì thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn. Bà chậm rãi đi đến bên cạnh bồn rửa bát và từ từ rửa từng thứ, mất khoảng nửa tiếng mới xong. Sau đó, giáo sư lại nhẹ nhàng nói với bà cụ:
-Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!
Ông cầm khăn mặt, chậm rãi lau tay cho mẹ. Nắm bàn tay mẹ, ông lau rất nhẹ nhàng. Sau đó, ông đưa mẹ vào phòng, dặn dò bà "cần gì mẹ cứ gọi con nhé". Tiếp đó, ông trở ra ngoài, lại quay vào bếp, đem bát đĩa ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò, thấy đứa nào đứa nấy vẫn còn kinh ngạc không hiểu chuyện gì, bèn từ từ giải thích:
-Các em rất ngạc nhiên phải không? Tôi thì luôn tâm niệm rằng, người mẹ nào thì cũng luôn muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù con cái có lớn khôn hay già đi thế nào nhưng trong mắt của mẹ, con mãi mãi cần sự giúp đỡ của mẹ.
Tôi để bà rửa bát đũa là để muốn bà cảm thấy con vẫn cần mẹ. Hiếu thảo với cha mẹ, không chỉ là việc giúp đỡ cha mẹ mà còn là trao cơ hội để cha mẹ yêu thương chúng ta.
Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình thì họ sống mới có mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới ý nghĩa. Không phải ai cũng dễ dàng tìm thấy lý tưởng sống để sống một cuộc sống vui vẻ và an yên.
Trong mắt cha mẹ, con cái luôn mãi là những đứa trẻ, dù có lớn khôn đến đâu hay già đi thế nào. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái luôn bao la, rộng lớn, cha mẹ luôn hi sinh để con cái được sống no đủ. Nếu con cái có đau ốm, có mệnh hệ gì, cha mẹ như đứt từng khúc ruột, bởi lẽ những đứa con là cả cuộc sống của cha mẹ.
Dù có đi xa đến đâu thì khi về tới nhà, cha mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay ôm đứa con yêu dấu. Dù con cái có làm gì thì cha mẹ luôn vị tha và đứng sau cổ vũ con cái vững bước đi theo con đường đã chọn. Con cái mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ.

Theo Trí Thức Trẻ


GS, TS Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

"Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện. Ông đề xuất cách viết cải tiến như chữ ‘Tiếng Việt’ sẽ viết thành ‘Tiếq Việt’, chữ ‘Giáo dục’ phải viết là ‘Záo zụk’… Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.
Ý kiến của các bạn thế nào?

- GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt nhưng đều không thể thực hiện do nhiều lý do khác nhau. Với đề xuất của PGS Bùi Hiền, GS Hạc cho rằng, việc này sẽ không thực hiện được.

- PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mọi ý kiến của các nhà khoa học khi đưa ra đều cần được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, cá nhân ông Nhĩ thấy có nhiều điểm không hợp lý, dễ gây ra các rắc rối.

- PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM khẳng định tại hội thảo tổ chức hồi tháng 9, ông đã nghe qua đề xuất này, nhiều đại biểu tham dự cũng nghe nhưng cũng khẳng định ngay lúc đó là điều không thể. Không thể có chuyện cải tiến chữ quốc ngữ, không ai làm như vậy.

- GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: “Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được”.

- PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác, do vậy không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi.

Một giáo viên dạy văn tại trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho hay: “Nếu để ý kỹ sẽ thấy, hiện nay hiện diện của chữ quốc ngữ trong các tác phẩm văn học gần như không gây ra hiểu nhầm vì nó được quy định và được dạy cho các con ngay từ bậc mầm non. Vì thế, tôi nghĩ không cần tiến hành những cải cách như nói trên. Nếu giờ thay đổi thì thế hệ sau đọc tư liệu sẽ phải dịch như mình dịch tiếng nước ngoài? Như thế sẽ rất phức tạp”.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, chúng ta đừng chạy theo nước ngoài, du nhập theo kiểu “hòa tan” mà nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên giữ đúng bản sắc của ông cha.
Sự thay đổi theo phương án này làm phương hại khá nhiều tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt".

- PSG-TS Phạm Văn Tình khẳng định.
Đó chỉ là ý kiến cá nhân, không phải quan điểm của giới ngôn ngữ học, càng không phải quan điểm từ phía Nhà nước áp dụng cho tiếng Việt hiện nay” - Không dễ dàng thay đổi chữ viết tiếng Việt.


- PGS. TS. Trần Lâm Biền (chuyên gia Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL) “Từ khi chúng ta chuyển sang sử dụng chữ chữ quốc ngữ là một may mắn cho dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, trên thực tế, chữ quốc ngữ vẫn được mọi người chấp nhận, tại sao bây giờ lại đòi thay đổi? “Khi nào đa số người dân thấy chữ quốc ngữ là đúng, khi ấy chúng ta vẫn phải tôn trọng”. những gì đã và đang tồn tại, nếu thấy bất cập thì tự bản thân nó sẽ thay đổi, không cần ai phải tác động:


GS, PTS Bùi Hiển 


MỤC LỤC 2017 - 2012

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc)




▼  tháng tám 






▼  tháng sáu 

▼  tháng tư 


      tháng hai 
           tháng sáu 
                      tháng ba (1)